Quảng cáo

ĐT Việt Nam được đầu tư trọng điểm để vượt Trung Quốc, vào top 8 châu Á

Thứ sáu, 08/10/2021 16:00 PM (GMT+7)

Xét riêng về khía cạnh bóng đá, ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT - cho biết một trong những điều chỉnh quan trọng của chiến lược này là việc thay đổi mục tiêu.

VIDEO: Khoảnh khắc các tuyển thủ bật khóc sau trận đấu. (Nguồn: Truyền hình FPT)

Những trận đấu tại vòng loại World Cup 2022 dù thắng hay thua đều để lại những bài học quý giá với đội tuyển Việt Nam. Việc được đối đầu với các đối thủ mạnh hàng đầu châu lục, được tiếp cận với những tư duy mới đến từ những nền bóng đá phát triển cũng phần nào giúp bóng đá Việt Nam có những cuộc cọ xát chất lượng. Hay đó là những cơ hội hợp tác với các nền bóng đá phát triển mà không phải lúc nào chúng ta cũng có được.

Ở cả 3 trận đấu vừa qua tại VL World Cup 2022, ĐT Việt Nam đều không thực sự quá lép vế trước những anh hào của Châu Á. Điều đó chứng tỏ một điều rằng, Quang Hải và đồng đội đã thực sự tiệm cận tới đẳng cấp châu lục. Và hơn hết, đó chính là cơ sở để những người làm thể thao Việt Nam có một cái nhìn khách quan hơn, rõ nét hơn về chặng đường phát triển của bóng đá nước nhà.

Trước trận gặp ĐT Trung Quốc, Bộ VH-TT&DL đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị góp ý cho dự thảo "Chiến lược phát triển TDTT VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Dự thảo này nhấn mạnh những mục tiêu cụ thể cho chặng đường phát triển của thể thao Việt Nam trong tương lai, trong đó nhấn mạnh tới bóng đá nước nhà.

[Downloader.la]-615f4559dea69
ĐT Việt Nam dù chưa có điểm số nào tại VL cuối World Cup 2022 nhưng đã để lại những dấu ấn đậm nét.

Xét riêng về khía cạnh bóng đá, ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT - cho biết một trong những điều chỉnh quan trọng của chiến lược này là việc thay đổi mục tiêu.

Trên bảng xếp hạng FIFA tháng 9/2021, đội tuyển nam Việt Nam đứng thứ 15 châu Á và thứ 95 thế giới. Ở châu Á, xếp ngay phía trên đội tuyển VN là các đội: Jordan, Bahrain, Uzbekistan, Syria, Oman, Trung Quốc...

Theo chiến lược nói trên, ĐT VN phấn đấu đứng vào top 10 châu Á vào năm 2030. Tham vọng của chiến lược là đến năm 2050, ĐTQG nam VN phải đứng trong nhóm 8 quốc gia mạnh nhất châu Á.

Với đội tuyển nữ quốc gia, mục tiêu là sẽ phải đứng trong top 6 quốc gia hàng đầu châu Á vào năm 2030. Cả đội bóng đá nam, nữ phải duy trì vị trí top đầu tại các kỳ SEA Games và giải vô địch Đông Nam Á.

Nói vậy để thấy, sự phát triển trong vài năm đổ lại đây của ĐTQG Việt Nam đã khiến những người làm thể thao nước nhà có một cái nhìn cụ thể hơn về lộ trình phát triển của địa hạt bóng đá. Không còn mơ hồ về tương lai, bóng đá Việt Nam giờ đây đã dám thẳng thắn đặt ra mục tiêu cụ thể về một vị trí cao trên bản đồ túc cầu thế giới.

Chiến lược sẽ được Bộ VH-TT-DL kết hợp thực hiện cùng với 8 bộ ngành có liên quan. Nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương; kinh phí thực hiện việc xây dựng và điều hành triển khai chiến lược được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách chi thường xuyên của Bộ VH-TT-DL.

Dự thảo Chiến lược phát triển thể thao sẽ được trình Thủ tướng xem xét, sau khi Bộ VH-TT-DL tổng hợp ý kiến đóng góp từ các địa phương.

HLV Park Hang Seo: 'Thanh Bình không có lỗi, lỗi là do tôi'

Author Thethao247.vn Chí Vũ / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
Theo dõi Thethao247 trên
TIN NÊN ĐỌC
MỚI NHẤT