Quảng cáo

Bóng đá Việt Nam và câu chuyện chưa có hồi kết "Phép Vua thua lệ làng"

Thứ tư, 10/07/2019 10:06 AM (GMT+7)
A A+

Tuy đã được gắn cái mác chuyên nghiệp từ rất lâu rồi nhưng bóng đá Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một thực trạng khá nhức nhối khi "phép Vua còn thua lệ làng". Liệu có phải cái mác chuyên nghiệp có quá tầm với chúng ta ở thời điểm hiện tại?

Đã gần hai thập kỷ, giải vô địch quốc gia V.League khoác lên mình cái áo vô cùng hào nhoáng và bóng bẩy mang tên gọi: "chuyên nghiệp". Tuy nhiên, khác xa với cái bề ngoài bóng bẩy ấy, bóng đá Việt Nam lại cho thấy tình hình chất lượng của giải đấu ngày càng đi xuống.

Đáng lẽ ra, khi V.League được khoác lên mình cái áo chuyên nghiệp thì các đội bóng được thi đấu tại đây cũng thực sự phải chuyên nghiệp trong việc có thể tự nuôi sống bản thân bằng nguồn tiền bán vé, bản quyền truyền hình, hay ký kết những hợp đồng tài trợ.

Thế nhưng, việc này lại tỏ ra khá khó khăn với đa số các đội bóng khi họ chủ yếu hoạt động nhờ dòng vốn và các ông bầu chi trả. Còn việc sống bằng hợp đồng tài trợ, bản quyền truyền hình hay nguồn tiền bán vé như các đội bóng trên thế giới vẫn đang làm dường như còn quá xa vời đối với các đội bóng Việt.

Chưa dừng lại ở đó, dù mang danh chuyên nghiệp đã lâu nhưng những tiêu chuẩn về chất lượng sân bãi, thiết bị chiếu sáng vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu chuyên môn. Tính đết hết lượt đi V.League 2019, bóng đá Việt Nam vẫn còn tồn tại những sân bóng không đạt tiêu chuẩn về độ sáng.

Nếu để ý, NHM có thể dễ dàng nhận thấy cứ mỗi khi thi đấu sát giờ tối thì ánh đèn ở một số sân như SLNA, Hải Phòng Thanh Hóa... thường không đủ sáng để các cầu thủ có thể thi đấu một cách tốt nhất.

Thể thao - Bóng đá Việt Nam và câu chuyện chưa có hồi kết 'Phép Vua thua lệ làng'

Lý do được nhiều đội bóng lý giải cho việc đội bóng dù thi đấu ở giải chuyên nghiệp nhưng lại sở hữu những dàn đèn không đạt chuẩn là do họ thiếu kinh phí trong việc trùng tu hay mua mới thiết bị.

Chưa hết, mặt sân cỏ ở các SVĐ hầu hết cũng không đạt tiêu chuẩn. Mặt sân mấp mô, mặt cỏ khá cứng, hệ thống thoát nước không tốt mỗi khi mưa lớn khiến sân úng nước. Điều này khiến cho các cầu thủ dễ gặp phải những chấn thương không đáng có trong quá trình thi đấu.

Ngoài những điều trên, vấn đề "trên bảo, dưới không nghe" vẫn thường xuyên xuất hiện tại V.League. Điển hình nhất vẫn là vấn nạn đốt pháo sáng của một bộ phận người dân Hải Phòng khi đến sân xem bóng đá.

Tình trạng này đã diễn ra từ rất lâu rồi và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng đã có những văn bản nhắc nhở hay đưa ra những hình thức xử lý nhưng thực trạng này vẫn diễn ra.

Các giải đấu có mác chuyên nghiệp ở nước ngoài như Seria (Italia), Priemier League (Anh) hay nói không xa như Thai League (Thái Lan) làm rất chặt trong việc kiểm soát những hành vị quấy rối, đốt pháo sáng trong sân vận động.

Họ sẵn sàng xử phạt cực nghiêm đội bóng có CĐV đốt pháo trong sân, hay cấm vĩnh viễn những người có hành vi tàng trữ và đốt pháo sáng đến sân.

Ở V. League, hầu như ở mọi vòng đấu, thực trạng pháo sáng vẫn diễn ra. Lý do được một số người dân Hải Phòng đưa ra rằng đó là đặc sản của họ khi cổ vũ bóng đá. Mới đây nhất, sau khi vòng 14 V.League 2019 kết thúc, VFF lại phải xử phạt CLB Hải Phòng trong việc để các CĐV đốt pháo sáng trong sân.

Thực trạng này cứ lặp đi, lặp lại trong nhiều năm qua khiến nhiều NHM cho rằng liệu có phải "phép Vua còn thua lệ làng"?

Đã có quy định, tất cả đều nắm rõ nhưng ban tổ chức lại tạo tiền lệ cho các đội. Rõ ràng quy định, tiêu chuẩn bóng đá chuyên nghiệp vẫn đang "vướng" với cách hành xử kiểu "lệ làng” do các CLB hay một vài hội nhóm CĐV nhỏ lập ra.

Author Thethao247.vn Uông Đàm Linh / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
Xem thêm
TIN NỔI BẬT
Quảng cáo