Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đau gót chân sau chạy bộ

Thứ ba, 02/03/2021 15:44 PM (GMT+7)
A A+

Cần nhanh chóng xử lý và điều trị chứng đau gót chân để hạn chế biến chứng sau này.

Đối với những người thích chạy bộ, đặc biệt là người mới, đau gót chân sau khi chạy bộ chắc chắn là điều rất phổ biến và thường xuyên. Điều này phần lớn là do kỹ thuật tiếp đất sai hoặc do một số vấn đề phát sinh trong quá trình chạy. Để tìm được cách điều trị và phòng ngừa, bạn phải nắm rõ nguyên nhân sau đây.

Nguyên nhân gây đau gót chân sau chạy bộ

Việc đau gót chân sau chạy bộ có thể đến từ nguyên nhân chạy quá nhiều, mất cân bằng về khối lượng cơ, viêm khớp, dây thần kinh bị tổn thương, gãy xương do mỏi,... Còn chứng viêm gân gan chân là do đau nhức, viêm sưng, rách hoặc đứt gân lòng bàn chân.

Những người có lòng bàn chân phẳng hay võng lên quá mức cũng thường bị đau gót chân vì dạng bàn chân này làm tăng áp lực lên gân lòng bàn chân. Gân lòng bàn chân là một sợi gân, dây chằng lớn, chạy dọc phần mặt của lòng bàn chân.

Ảnh 1
Nguyên nhân gây đau gót chân sau chạy bộ Việc đau gót chân sau chạy bộ có thể đến từ nguyên nhân chạy quá nhiều, mất cân bằng về khối lượng cơ, viêm khớp, dây thần kinh bị tổn thương, gãy xương do mỏi,...

Cách điều trị chứng đau gót chân sau chạy bộ

Nghỉ ngơi

Hãy dành cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi lại sau khi bị chấn thương trong quá trình chạy bộ. Không chạy bộ hay tham gia vào những hoạt động nào có thể gây đau vùng gót chân. Đừng bao giờ chạy lại cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

Để giảm cơn đau nhức và gia tăng độ dẻo dai của bàn chân, hãy thực hiện một số bài tập giãn cơ bàn chân và bắp chân nhẹ nhàng khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

Giảm viêm sưng bằng đá hoặc các loại dược liệu

Để giảm viêm sưng, bạn hãy dùng một túi chườm đá đặt lên gót chân bị đau khoảng 20/lần, mỗi ngày vài lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số phương pháp giúp giảm đau tự nhiên như viên uống dầu cá, nghệ, đinh hương, các phương pháp châm cứu và massage,...

Ảnh 1
Để giảm viêm sưng, bạn hãy dùng một túi chườm đá đặt lên gót chân bị đau khoảng 20/lần, mỗi ngày vài lần.

Dùng các tấm đệm lót trong giày

Sử dụng các tấm đệm, tấm lót  trong giày để đi lại dễ chịu hơn. Các tấm đệm có thể giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, ngăn không cho bàn chân của bạn di chuyển quá nhiều hoặc không đúng cách. Tốt nhất là bận nên tránh đi bằng chân trần để giảm áp lực và khiến gót chân càng đau nhức.

Dùng nẹp chân đêm

Nếu muốn giữ cho gan bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với sàn thì bạn có thể dùng nẹp chân đêm trong vài tuần để hỗ trợ bàn chân và mắt cá chân. Nẹp chân đêm hiện nay khá phổ biến và dễ mua, chúng giúp giãn bàn chân và giữ cố định nó trong khi ngủ.

Khi nào nên tìm đến bác sĩ?

Thông thường, bạn có thể tự chữa trị đau gót chân bằng các phương pháp nêu trên. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn không có dấu hiệu cải thiện trong vài tuần thì hãy tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Họ có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và khuyến nghị lộ trình điều trị phù hợp cho bạn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị đau nhức gót chân quá mức, không thể đi lại hoặc vùng gót chân bị sưng tấy đỏ.

Ảnh 1
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị đau nhức gót chân quá mức, không thể đi lại hoặc vùng gót chân bị sưng tấy đỏ.

Cách phòng tránh chứng đau gót chân sau chạy bộ

Thay đổi kỹ thuật tiếp đất

Hãy chú ý đến vị trí bàn chân của bạn khi tiếp đất lúc chạy. Hầu hết mọi người đều chạy và tiếp đất bằng phần bàn chân phía sau nên dễ bị đau gót chân. Hãy thay đổi bằng cách tiếp đất với phần giữa bàn chân hay phần trước để giảm đi tác động tới gót chân.

Lựa chọn địa hình chạy bộ

Nếu được, hãy chạy trên cỏ, các đường cát và bổ sung chạy lên đồi vào lộ trình chạy của bạn, Tránh chạy lên những mặt phẳng quá cứng, chẳng hạn như sàn nhà hay đường bê tông. Nếu không còn lựa chọn nào khác thì hãy tìm một đôi giày thật tốt, có đệm lót dày để làm giảm bớt tác động lên gót chân.

Giãn cơ trước và sau khi chạy

Hãy thực hiện một số bài tập giãn cơ đơn giản để làm giãn cơ bàn chân, mắt cá chân và bắp chân 2 lần mỗi ngày, cả trước và sau khi chạy. Một số bài tập cơ bản để làm giãn cơ chân bao gồm: giãn cơ bắp chân, giãn cơ bàn chân và mắt cá chân, golf ball rolls,...

Ảnh 1
Hãy thực hiện một số bài tập giãn cơ đơn giản để làm giãn cơ bàn chân, mắt cá chân và bắp chân 2 lần mỗi ngày, cả trước và sau khi chạy.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Nếu trọng lượng của bạn quá lớn, nó cũng có thể gây ra nhiều áp lực lên phần thân người bên dưới. Đặc biệt là gối, mắt cá chân và gót bàn chân trong quá trình chạy bộ. Giảm cân sẽ giúp bạn cảm thấy đôi chân mình thanh thoát và giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn.

Đầu tư một đôi giày chạy bộ chất lượng

Đầu tư một đôi giày chạy bộ chất lượng, giúp hỗ trợ cho bàn chân và được thiết kế dành riêng cho dân chạy bộ là ý tưởng tuyệt vời. Thông thường, những đôi giày chất lượng cho dân chạy không rẻ nên bạn hãy cố gắng đầu tư một đôi thật tốt để dùng thật lâu và đảm bảo an toàn cho đôi chân.

Ảnh 1
Đầu tư một đôi giày chạy bộ chất lượng, giúp hỗ trợ cho bàn chân và được thiết kế dành riêng cho dân chạy bộ là ý tưởng tuyệt vời.

Như bạn thấy, có rất nhiều cách để chữa gót chân bị đau mà bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Vì vậy, bạn cũng nên chú ý giải quyết dứt điểm các triệu chứng càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe.

Author Thethao247.vn Trang Mạc / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
đau gót chân chạy bộ
Xem thêm
TIN NỔI BẬT