3 vấn đề trọng tâm của Thể thao Việt Nam trong năm 2014

Thứ bảy, 01/02/2014 14:00 PM (GMT+7)
A A+

Sau 1 thập kỷ bị cuốn theo vòng xoáy tệ hại của SEA Games và Đại hội TDTT toàn quốc, thể thao Việt Nam mà cụ thể là ngành thể thao đang đứng trước những thách thức lớn với 3 vấn đề trọng yếu cần phải giải quyết ngay để trả lời cho câu hỏi thể thao Việt Nam sẽ có thể tiến bước hay tiếp tục giậm chân tại chỗ


Giải bài toán khó SEA Games

Việc dự tranh và đứng trong Top 3 SEA Games mặc nhiên luôn được các nhà quản lý coi là nhiệm vụ trọng tâm, thời sự của ngành Thể thao. Thậm chí, cả tư duy và cách làm thể thao của ngành cũng đang theo đúng kiểu cách SEA Games.

 

the thao Viet Nam, SEA Games

Thể thao Việt Nam cần vượt khỏi tầm vóc SEA Games


Không bỏ SEA Games nhưng rõ ràng giờ đây mọi người chẳng còn chấp nhận chuyện cứ bám chặt vào hội làng này để mà đầu tư à tập trung hết lực lượng lấy thành tích rồi lấy đó làm chuẩn đánh giá sự phát triển của cả nền thể thao. Thậm chí, thực tế cho thấy cái gọi là liên thông, hay bước đệm cho các đỉnh cao hơn như Asiad hay Olympic qua SEA Games thực sự chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Thế nên đấu trường khu vực này cần phải được định vị lại với thể thao Việt Nam một cách quyết liệt, toàn diện. SEA Games trở thành một phần nhất định chứ không được phép choáng ngợp lên tất cả như trước nữa.

Nói thì đơn giản vì tưởng như quá rõ ràng, quá đúng song để làm thì rất phức tạp. Đơn giản bởi nó liên quan đến nhận thức, lối mòn cũ kỹ, rồi cả quyền lợi liên quan đến cả ngành thể thao. Tuy nhiên, đó à việc vẫn phải quyết tâm đột phám nếu không muốn cả nền thể thao sa lầy với cuộc đấu khu vực ngày càng sai lệch về chuyên môn, nhất là khi Chính phủ đã có ý kiến rõ ràng về việc "Việt Nam cần phải có quan điểm về sân chơi khu vực", đặc biệt với những mặt chưa tốt như chương trình thi đấu, vấn nạn trọng tài xử ép hay chia nhường huy chương...

Lấy Asiad làm cú hích

 

Asiad 2014

Trông chờ vào các môn võ


Ngay trong chiến lược thể thao được Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ chỉ tie phấn đấu giành 4-5 HCV, đứng Top 15 đoàn dẫn đầu tại Asiad 2014. Giờ đây, mục tiêu này đã được điều chỉnh lại khi ngành thể thao chỉ xác định giành từ 2 HCV trở lên, cũng như tránh nói đến thứ hạng toàn đoàn. Thế nhưng, Asiad cần phải được coi như một cú hích giúp thể thao Việt Nam tạo ra một bước đột phá thực sự. Trong đó, thành tích là chuyện không phải quan trọng nhất mà quyết định chính là một nhận thức và cách làm mới mang tầm châu lục và thế giới.

Ngành thể thao chẳng thể không cố gắng làm tốt khi đã có định hướng cùng sự quan tâm đầu tư thích đáng của Chính phủ. Đáng chú ý, kể từ 15/2 tới, quy định về chế độ dành cho các tuyển thủ xuất sắc sẽ chính thức có hiệu lực, với mức 800 nghìn đồng/ngày dành cho các gương mặt gánh vác nhiệ vụ tại Asiad sau đây 9 tháng trên đất Hàn Quốc.

Lột xác Đại hội TDTT toàn quốc

Sự ì ạch của thể thao Việt Nam đã được "dồn tụ" cả vào sự kiện Đại hội TDTT toàn quốc, đơn cử ở kỳ Đại hội gần nhất vào năm 2010 tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, kéo dài lê thê, lẫn lộn giữa phong trào với đỉnh cao, với căn bệnh thành tích lan tràn cùng đủ các loại bất cập...

Từ đó ngành thể thao đã lần đầu tiên chịu nhìn thẳng vào sự thật với quyết tâm thay đổi cả về chương trình thi đấu lẫn phương thức tổ chức. Hàng loạt nội dung mới đã được đề ra theo hướng thực chất và hiệu quả như việc siết lại số bộ huy chương của các môn, thưởng thành tích cho các đơn vị có tuyển thủ giành HCV SEA Games, huy chương Asiad.

Có thể tin chắc, sự kiện quốc nội lớn nhất 4 năm mới có 1 lần này sẽ đổi khác song đến mức độ nào hãy còn phả chờ. Giới chuyên môn cùng NHM đòi hỏi một sự lột xác, nhưng có lẽ sẽ khó thành hiện thực trong điều kiện hiện tại của thể thao Việt Nam.

Phúc Tường

Author Thethao247.vn Phú Văn / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
the thao Viet Nam Đại hội thể thao SEA Games Asiad 2014 Dai hoi TDTT toan quoc
Xem thêm
TIN NỔI BẬT