Quảng cáo

Nhật Bản sẽ thu hồi giấy phép sản xuất với ba mẫu xe Daihatsu sau bê bối gian lận an toàn

A A+

Nhật Bản - Thương hiệu Daihatsu sẽ chính thức bị cơ quan chức năng Nhật Bản thu hồi giấy phép sản xuất ô tô ngay trong tháng này.

Nhật Bản chuẩn bị tước giấy phép sản xuất 3 mẫu ô tô của Daihatsu

Theo Nikkei Asia, Bộ Giao thông của Nhật Bản đang lên kế hoạch hủy bỏ các chứng chỉ để sản xuất ba mẫu xe ô tô của Daihatsu Motor, sau khi thông tin về hành vi gian lận trong quá trình kiểm tra sản phẩm của hãng xe này được tiết lộ hồi tháng Mười Hai. Daihatsu sẽ không thể sản xuất các phương tiện này cho đến khi hãng lấy lại được chứng chỉ.

https___cms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com_images_3_9_2_2_47132293-3-eng-GB_Cropped-1705373337photo_SXM2024011500009975_result

Tetsuo Saito, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Vận tải và Du lịch của Nhật Bản, cho biết với các phóng viên vào hôm nay rằng Bộ đã bắt đầu thủ tục để hủy chứng chỉ sản xuất với các mẫu xe của Daihatsu gồm Gran Max, TownAce (bán dưới thương hiệu Toyota) và Bongo (bán dưới thương hiệu Mazda).

Trước khi hủy giấy phép, Bộ sẽ tổ chức một phiên điều trần với công ty vào ngày 23 tháng 1.

Cơ quan có thẩm quyền này cũng dự định ban hành một quyết định theo Luật Vận tải Đường bộ vào chiều tối hôm nay, yêu cầu Daihatsu phải cải cách đáng kể cơ cấu tổ chức của mình.

Điều kiện để được sản xuất ô tô hàng loạt tại Nhật Bản

Khi sản xuất ô tô mới, các thương hiệu tại Nhật Bản đầu tiên phải có được giấy chứng nhận bằng cách cung cấp một mẫu xe thử nghiệm. Chứng nhận sẽ được cấp sau khi mẫu xe vượt qua quy trình kiểm tra của Bộ Giao thông, xác định liệu nó có đáp ứng các yêu cầu về an toàn hay không.

32294-1130_result

Khi chứng nhận bị hủy bỏ, mỗi chiếc xe mới sẽ có lần tiếp theo phải trải qua quá trình kiểm tra và nhà sản xuất không thể sản xuất hàng loạt cho đến khi được cấp lại chứng nhận.

Bê bối gian lận an toàn của Daihatsu

Vào tháng 5/2023, một hội đồng độc lập đã tiến hành điều tra thương hiệu Daihatsu (thuộc tập đoàn Toyota) sau khi hãng này thừa nhận đã gian lận trong bài kiểm tra an toàn của 6 mẫu xe. Theo điều tra, có thêm 174 trường hợp gian lận trong kết quả kiểm tra cuối cùng.

tru-so-cua-daihatsu-3071

Cụ thể, vụ bê bối của Daihatsu liên quan đến thử nghiệm va chạm sườn xe vào cột (UN-R135). Theo quy định, hãng phải thực hiện các bài kiểm tra va chạm ở cả bên trái và bên phải của xe. Sau đó, công ty phải cung cấp dữ liệu thử nghiệm va chạm từ cả hai phía. 

Tổng cộng, 64 mẫu xe và 3 mẫu động cơ bị ảnh hưởng, bao gồm cả những mẫu ô tô vẫn đang được phát triển hoặc đã ngừng sản xuất. Trong đó bao gồm 22 mẫu xe và 1 mẫu động cơ mang thương hiệu Toyota. 

daihatsu-1-17030839242911287553729_result

Theo hội đồng độc lập, công ty đã ưu tiên phát triển ngắn hạn để cạnh tranh với các đối thủ. Điều này dẫn đến "áp lực cực độ do lịch trình phát triển quá chặt chẽ và cứng nhắc" và là nguồn cơn của những hành vi sai trái.

Nikkei Asia dự tính Daihatsu Motor có thể phải chịu thiệt hại hơn 100 tỷ yên (tương đương gần 17.000 tỷ đồng) do vụ scandal gian lận an toàn, bao gồm khoản chi phí đến từ việc đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp.

Hãng con của Toyota sẽ bị cấm sản xuất ô tô sau bê bối gian lận an toàn? 391530
Toyota Avanza Premio là mẫu xe duy nhất tại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ bê bối của Daihatsu

Ngày 21/12, Toyota Việt Nam cho biết sẽ nhanh chóng thực hiện các công việc cần thiết để kiểm tra và xử lý vấn đề. Theo đó, hãng ô tô Nhật Bản chủ động tạm dừng việc chuyển những lô xe có liên quan đến Daihatsu tới đại lý và thông báo chỉ 1 mẫu xe bị ảnh hưởng là Avanza Premio phiên bản số sàn (MT).

Xem thêm