Quảng cáo

Thực hư chuyện bằng A1 không được lái SH, B1 không được lái ô tô?

Thứ ba, 30/06/2020 15:50 PM (GMT+7)
A A+

Người dân đang xôn xao về dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, trong đó có đề xuất bằng A1 không được điều khiển Honda SH, Air Blade. Bằng B1 không được điều khiển ô tô. Vậy thực hư ra sao?

Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, sẽ có tổng cộng 17 hạng giấy phép lái xe, trong đó có 4 hạng được quy định không thời hạn và 13 hạng có thời hạn. Đáng chú ý, bằng lái xe máy thông dụng nhất, hạng A1 đã được dự thảo thay đổi và ảnh hưởng đáng kể.

Đối với xe mô tô - xe 2 bánh

Cụ thể, đối với xe 2 bánh, bằng lái xe được chia làm 3 hạng. Bao gồm hạng A0 dành cho xe có dung tích xy-lanh dưới 50cc hoặc động cơ điện có công suất không vượt quá 4 kW.

Đề xuất bằng A1 không được điều khiển Honda SH, Air Blade

Hạng A1 trước đây được quy định điều khiển xe có dung tích xy-lanh từ trên 50cc đến dưới 175cc thì nay theo dự thảo, sẽ chỉ được điều khiển xe có dung tích xy-lanh đến 125cc và động cơ điện có công suất từ 4 đến 11kW. Cuối cùng là hạng A, sẽ được cấp phép điều khiển cho xe có dung tích trên 125 cc hoặc có động cơ điện công suất trên 11kW cùng các loại xe thuộc hạng A0, A1.

Như vậy, theo dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, các mẫu xe phổ thông có dung tích dưới 175 cc đang được điều khiển sử dụng bằng A1 hiện nay sẽ bị ảnh hưởng.

Cụ thể gồm các loại xe như Honda SH 150, Honda Vespa 150, Honda Air Blade 150, Honda Winner, Yamaha Exciter 135 hay 150 cc và Yamaha NVX,... sẽ phải cần cấp bằng lái mới. Tuy nhiên, giấy phép lái xe hạng A sẽ có thể được điều khiển cả những xe phân khối lớn dung tích trên 175 cc như hạng A2 trước đây.

Đối với xe ô tô

Đối với bằng lái xe ô tô cũng có những thay đổi đáng kể. Điều đáng chú ý nhất là bằng lái xe hạng B1 theo dự thảo sẽ không được phép điều khiển ô tô nữa.

Theo đó, hạng B1 được cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1.

Hạng B2 được cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi hoặc xe tải có khối lượng hàng không vượt quá 3.5 tấn và có thể được kéo theo rơ moóc không quá 750 kg. Tuy nhiên điều đáng chú ý nhất là tài xế chỉ được phép điều khiển các loại xe kể trên với thiết kế số tự động.

Hạng B2 được cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi hoặc xe tải có khối lượng hàng không vượt quá 3.5 tấn và có thể được kéo theo rơ moóc không quá 750 kg

Để được cấp phép điều khiển cả xe số sàn và số tự động giống bằng B2 trước đây, tài xế cần được cấp bằng B theo dự thảo mới.

Liên quan đến những vấn đề khúc mắc trên, trao đổi với Xe Giao thông, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Theo đó:

Đối với người đã được cấp GPLX: Tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX (GPLX hạng A1 không thời hạn).

Trường hợp hết hạn, thì đổi sang GPLX theo hạng mới (GPLX hạng A3 được đổi sang GPLX hạng B1, GPLX hạng B1 số tự động được đổi sang GPLX hạng B2, GPLX hạng B1, B2 số sàn được đổi sang GPLX hạng B …).

du thao luat giao thong duong bo

Đối với người cấp mới, cấp đổi GPLX: Theo hạng GPLX mới.

Như vậy, những người sử dụng bằng A1 (không thời hạn) thì vẫn sẽ tiếp tục được phép điều khiển xe máy có dung tích dưới 175cc mà không cần phải thi bằng A mới. Tương tự, người sử dụng bằng B1 vẫn sẽ được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn, sau đó sẽ được đổi sang GPLX hạng mới theo đúng quy định.

tổng hợp

Xem thêm: Có được dùng bằng lái xe ô tô thay bằng xe máy không?

Author Thethao247.vn Hoàng Hiệp / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
GPLX hạng A1 không được lái SH GPLX hạng B1 không được lái ô tô
Xem thêm
TIN NỔI BẬT