Giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh sẽ càng thêm khốc liệt với 9 điều luật mới nhất được áp dụng.
VIDEO: Những thước phim đẹp nhất tại Premier League
1. Thủ môn có thể chuyền cho đồng đội ngay trong vòng cấm
Theo luật cũ, các cầu thủ trong đội chỉ được phép đứng ngoài vòng 16m50 để nhận quả phát bóng từ thủ môn. Nhưng từ mùa giải 2019/2020 các hậu vệ hoàn toàn có thể nhận bóng ngay bên trong vòng cấm, nơi mà các tiền đạo đối phương không được quyền xâm nhập.
Bộ luật này mang đến nhiều lợi thế có những đội bóng có xu hướng triển khai từ thủ môn như Manchester City. Trong trận chung kết siêu cúp, Man City cũng đã có tình huống triển khai với Stone đứng sát Bravo trong vòng cấm, điều này đã phá vỡ được gọng kìm pressing của các cầu thủ tấn công bên phía Liverpool.
2. Cầu thủ tấn công không được đứng vào hàng rào khi đá phạt
Sẽ không còn hình ảnh các cầu thủ tấn công chen lấn xô đẩy vào hàng rào phòng ngự trước mỗi quả phạt.
Theo luật mới, mọi cầu thủ thuộc đội tấn công phải đứng cách hàng rào 1 yard (khoảng 1 mét), đồng thời không được đứng lẫn vào hàng rào.
3. Thủ môn phải tuân thủ nghiêm ngặt luật bắt penalty
Trước đây, thủ môn hoàn toàn bị động mỗi khi đứng trước quả phạt 11m bởi họ được yêu cầu phải tuân thủ việc đặt cả 2 chân trên vạch vôi và chỉ được đổ người sau khi đối phương sút bóng.
Và luật mới đã giúp các thủ thành dễ thời hơn mỗi khi đứng trước quả phạt đền. Cụ thể, từ mùa 2019/2020, các thủ thành hoàn toàn có thể có những tác động nhất định khi đối mặt với mỗi quả phạt đền, chỉ cần tuân thủ 1 yêu cầu duy nhất: chỉ cần có 1 chân trên vạch vôi.
4. Thay người ở đường biên gần nhất
Nhằm tránh tình trạng câu giờ, từ mùa giải tới, mỗi cầu thủ khi được yêu cầu rời sân sẽ lập tức ra khỏi sân từ đường biên gần nhất thay vì giữa sân như thường lệ.
5. Thả bóng
Hình ảnh trọng tài thả bóng với 2 cầu thủ nhăm nhe nhảy vào tranh cướp cực kì phản cảm sẽ không còn xuất hiện trong mùa giải tới. Thay vào đó, bóng sẽ được thả cho đội cần nhất chạm bóng trước đó, cầu thủ đội còn lại phải đứng xa 4m.
Nếu tình huống thả bóng diễn ra trong vòng cấm địa, bóng mặc định được thả cho thủ môn, theo nguyên tắc tương tự.
6. Luật bóng chạm tay
Đây chắc chắn là điều luật quan trọng nhất, đáng đọc nhất trong toàn bộ những luật mới được bổ sung trong mùa 2019/2020.
Còn nhớ tại Champions League 2018/2019, Llorente đã đưa Tottenham tiến vào chung kết nhờ bàn thắng từ cánh tay khép sát người. Theo luật cũ, tiền đạo người Tây Ban Nha đã có hành động thu tay và hoàn toàn không cố ý dùng tay chơi bóng, bàn thắng được công nhận.
Nhưng từ giờ trở đi, một bàn thắng được ghi trực tiếp từ cánh tay hay được ghi từ tình huống sở hữu bóng nhờ cánh tay (của người ghi bàn hay kiến tạo) đều nghiễm nhiên không được công nhận, không cần xét đến việc vô tình hay cố ý.
Một lưu ý nhỏ khác, vẫn là luật bóng chạm tay nhưng là cho các cầu thủ phòng ngự trong vòng 16m50. Đây vốn là vấn đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi từ trước đến nay.
Khác với luật nghiễm nhiên hủy bỏ bàn thắng của cầu thủ tấn công nếu cầu thủ ghi bàn hoặc kiến tạo chạm tay. Về phía các cầu thủ phòng ngự, Cơ quan quản lý điều luật bóng đá (IFAB) vẫn sẽ dựa trên tiêu chí xác định đó có phải tình huống "cố ý chơi bóng bằng tay" hay không? IFAB sẽ yêu cầu trọng tài đưa ra phán quyết dựa trên chủ ý của cầu thủ thay vì kết quả của pha bóng, tức là không phải cứ chạm tay là thổi phạt.
7. Nhận thẻ nếu ăn mừng quá khích cho bàn thắng không được công nhận
Khi 1 cầu thủ ghi bàn rồi ăn mừng quá khích như cởi áo hay khiêu khích CĐV đối thủ, cho dù bàn thắng sau đó không được công nhận, cầu thủ đó vẫn phải nhận thẻ vàng. Đây là lỗi hành vi.
Điều luật này được sinh ra kể từ khi VAR được áp dụng vào trong bóng đá. Rất nhiều bàn thắng sau đó không được công nhận, nhưng hành vi phi thể thao vẫn sẽ bị phạt.
8. Thủ môn không thể ghi bàn bằng tay
Thủ môn ghi bàn từ quả phát bóng (bằng chân) đã là trường hợp hợp xảy ra nhiều trong bóng đá, còn 1 cú ném bóng thẳng vào khung thành đối phương thì chưa có bao giờ.
Tuy nhiên vẫn có điều luật cho khả năng này, đó là mọi trường hợp phát bóng, ném bóng BẰNG TAY của thủ môn vào khung thành đối phương đều không được công nhận.
Đội bóng nào vi phạm sẽ phải trả bóng để đối phương thực hiện quả phát bóng lên, tiếp tục trận đấu.
9. Phân định nhờ thành tích đối đầu
Nếu có 2 đội (trở lên) bằng điểm, bằng cả số bàn thắng và số bàn thua, thành tích đối đầu sẽ quyết định thứ hạng của họ thay vì đá play-off. Trên thực tế, rất khó để xảy ra trường hợp này.
>> Lịch thi đấu vòng 1 Ngoại hạng Anh 2019/2020: Đại chiến MU - Chelsea
>> VIDEO: Phil Jones lại gây cười với pha bóng tự xỏ háng chính mình