Quảng cáo

Sử dụng đèn chiếu xa (Đèn pha) trong thành phố và những điều cần biết

Thứ tư, 04/05/2016 15:14 PM (GMT+7)
A A+

Hệ thống đèn chiếu sáng mang rất nhiều lợi ích cho người đi đường khi đi vào thời gian buổi tối. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách, đèn chiếu sáng có thể là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông.

Phần lớn chúng ta bật đèn Cos - Pha vô tội vạ khi tham gia giao thông. Điều này ảnh hưởng, gây khó chịu cho người tham gia giao thông ngược chiều, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng bị ánh đèn pha trực tiếp vào mặt khi đi đối diện phương tiện khác, hãy cùng tham khảo luật và bài chia sẻ dưới đây để cùng bật đèn đúng luật và có ý thức khi tham gia giao thông nhé. 

kinh nghiem lai xe, kinh nghiem xe co, xu phat su dung den pha trong thanh pho, nhung dieu can biet ve den pha cos

Khi đi xe trong thành phố, nếu người điều khiển xe bật đèn ở chế độ chiếu xa (đèn pha) thì bị xử phạt không? Nếu có thì mức phạt theo quy định là như thế nào?

Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm các hành vi: Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Trong trường hợp người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

+ Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

Những điều cần biết khi sử dụng đèn pha, trên cả ô tô và xe máy:

kinh nghiem lai xe, kinh nghiem xe co, xu phat su dung den pha trong thanh pho, nhung dieu can biet ve den pha cos

Sử dụng đèn pha/cos để chiếu sáng

Trên đường cao tốc, nếu là đường có dải phân cách cao quá tầm đèn của ô tô, hãy sử dụng đèn pha để tầm quan sát được tốt hơn. Dải phân cách đã ngăn luồng ánh sáng giữa 2 chiều xe, nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì với đèn pha.

Ở những đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền hay vạch đứt, hãy sử dụng đèn cos để di chuyển, tránh gây lóa cho những xe đi ngược chiều. Nếu đường thoáng, hãy bật sang đèn pha để quan sát, nhưng khi thấy đèn của xe đi ngược chiều, hãy chuyển về chế độ đèn cos ngay.

Trong thành phố, với khoảng cách các xe khá gần, nên sử dụng đèn cos để quan sát, di chuyển với tốc độ vừa phải và an toàn.

Sử dụng đèn pha/cos thay còi

Văn hóa sử dụng còi của người Việt đã có từ rất lâu và gây khó chịu cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Vẫn biết với hiện trạng giao thông nước ta hiện nay, nếu không sử dụng còi thì nhiều khi khó có thể xin vượt dễ dàng. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng còi và thay vào đó là sử dụng đèn để thông báo, xin vượt sẽ là xu hướng tất yếu của giao thông trong tương lai.

Khi di chuyển vào ban ngày, để xin vượt hay báo hiệu với xe ngược chiều để tránh va chạm, thay vì bấm còi, bạn hãy sử dụng đèn pha như một cách ra tín hiệu. Ánh sáng từ đèn pha sẽ phản chiếu vào gương chiếu hậu, khiến người đi trước biết để nhường đường. 

Trên ô tô và một số loại xe máy, nhà sản xuất đã thiết kế riêng nút nháy đèn pha, tạo điều kiện thuận lợi để bạn sử dụng trên đường. Nút nháy đèn pha thường được đặt ở vị trí dễ thực hiện, như ở cần gạt bên trái trên ô tô hoặc ở tay lái bên trái của xe máy (vị trí ngón trỏ dễ dàng với tới). Trong trường hợp xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy chuyển sang chế độ đèn pha và sử dụng nút bật/tắt đèn ở tay lái bên phải. 

Khi di chuyển vào trời tối, bạn cũng có thể sử dụng nút nháy đèn pha song song với việc bật sẵn đèn cos phục vụ chiếu sáng. Nếu xe máy của bạn không có nút nháy đèn pha, hãy bật trước đèn cốt rồi sử dụng nút chuyển chế độ đèn cos/pha ở tay lái bên trái.

Việc sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách sẽ tạo nên văn hóa tham gia giao thông, tạo sự an toàn cho chính bạn và người khác.

PHẦN LỚN CHÚNG TA BẬT ĐÈN COS – PHA VÔ TỘI VẠ KHI THAM GIA GIAO THÔNG. ĐIỀU NÀY ẢNH HƯỞNG, GÂY KHÓ CHỊU CHO NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG NGƯỢC CHIỀU, CHẮC HẲN TRONG CHÚNG TA AI CŨNG ĐÃ TỪNG BỊ ÁNH ĐÈN PHA TRỰC TIẾP VÀO MẶT KHI ĐI ĐỐI DIỆN PHƯƠNG TIỆN KHÁC, HÃY CÙNG THAM KHẢO LUẬT VÀ BÀI CHIA SẺ DƯỚI ĐÂY ĐỂ CÙNG BẬT ĐÈN ĐÚNG LUẬT VÀ CÓ Ý THỨC KHI THAM GIA GIAO THÔNG NHÉ.

#1 – Sử dụng đèn chiếu xa (Đèn pha) trong thành phố phạt bao nhiêu ?

Khi đi xe trong thành phố, nếu người điều khiển xe bật đèn ở chế độ chiếu xa (đèn pha) thì bị xử phạt không? Nếu có thì mức phạt theo quy định là như thế nào?

Hệ thống đèn chiếu sáng mang rất nhiều lợi ích cho người đi đường khi đi vào thời gian buổi tối. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách, đèn chiếu sáng có thể là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông. Một trong các tình huống hay gặp là do người điều khiển xe sử dụng đèn chiếu xa sai quy định, khiến người đi xe ngược chiều bị lóa mắt, dẫn tới lạc tay lái, bị đổ xe hoặc đâm vào các đối tượng tham gia giao thông khác.

Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm các hành vi: Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

rong trường hợp người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

+ Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

Author Thethao247.vn Anh Mỹ / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
kinh nghiem lai xe kinh nghiem xe co xu phat su dung den pha trong thanh pho nhung dieu can biet ve den pha cos
Xem thêm
TIN NỔI BẬT