Thể thao Việt Nam: Toàn cảnh về dấu ấn Vàng trong năm 2023

Thứ hai, 01/01/2024 17:00 PM (GMT+7)
A A+

Cùng nhìn lại hành trình thi đấu của thể thao Việt Nam trong năm 2023, với những thành tích ấn tượng ở nhiều môn thi đấu trọng điểm.

Nghe nội dung bài viết

Những dấu ấn vàng ở đấu trường quốc tế

Theo báo cáo tổng kết của Cục Thể dục Thể thao về kết quả thi đấu quốc tế năm 2023, Đoàn thể thao Việt Nam ghi nhận thành tích ấn tượng với 1.429 huy chương quốc tế, trong đó 571 huy chương vàng, 404 huy chương bạc, 454 huy chương đồng.

Trong năm 2023 diễn ra hai sự kiện thể thao quan trọng trong khu vực là SEA Games 32 tại Campuchia và ASIAD 19 tại Hàng Châu.

Tại khu vực Đông Nam Á, các vận động viên Việt Nam luôn khẳng định được vị thế của mình ở các môn thi đấu trọng điểm như điền kinh, judo, vật hay thể dục dụng cụ.

Đoàn Thể thao Việt Nam xuất sắc vượt chỉ tiêu đề ra và lần đầu tiên giành được vị trí Nhất toàn đoàn tại một kỳ SEA Games, với tổng số 136 huy chương vàng, 105 huy chương bạc, 118 huy chương đồng, phá 12 kỷ lục và thiết lập 4 kỷ lục SEA Games.

f0cd1f5530c2ef9cb6d3-415-1703414345.jpg
Nguyễn Thị Oanh không có đối thủ trên đường chạy 5.000m tại SEA Games 32

Trong đó, nội dung thi đấu mang về nhiều huy chương vàng nhất cho Thể thao Việt Nam là Lặn với 14 huy chương. Các vận động môn Vật và điền kinh xếp phía sau với lần lượt 13 và 12 huy chương vàng.

Tại Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19) tại Hàng Châu, Trung Quốc, Đoàn Thể thao Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu đề ra với 3 HCV, 5 HCB, 19 HCĐ, xếp hạng 21/45 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại hội.

Người bắn phát súng mở màn cho thành tích Vàng của Việt Nam tại ASIAD 19 là xạ thủ Phạm Quang Huy. Anh kết thúc nội dung 10m súng ngắn hơi nam với thành tích dẫn đầu, qua đó mang về HCV đầu tiên cho thể thao nước nhà tại kỳ Đại hội.

Hai tấm huy chương vàng còn lại đến từ môn Karate nội dung biểu diễn đồng đội nữ của bộ ba Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Ngọc Trâm, Lưu Thị Thu Uyên và môn Cầu mây 4 người của đội tuyển cầu mây Việt Nam.

Dấu ấn con người Việt Nam còn được thể hiện ở các giải đấu thể thao tầm cỡ thế giới. Đơn cử là võ sĩ Nguyễn Thị Tâm. Cô làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam với chiến tích HCB tại giải vô địch thế giới. Vượt qua hàng loạt đối thủ sừng sỏ để có mặt tại chung kết, Nguyễn Thị Tâm đáng tiếc tuột mất tấm huy chương vàng danh giá khi để thua trước võ sĩ chủ nhà Nikhat Zareen.

381405179-350923033951760-787757192852019456-n-1703414418.jpg
Xạ thủ Phạm Quang Huy giải tỏa "cơn khát vàng" cho Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19

Một cá nhân khác có thành tích đặc biệt nổi bật trong năm 2023 là xạ thủ Trịnh Thu Vinh của đội tuyển bắn súng Việt Nam. Tại vòng chung kết giải vô địch bắn súng thế giới 2023 diễn ra ở Azerbaijan, nữ xạ thủ Việt Nam xuất sắc giành vị trí thứ 5 với 175,6 điểm, qua đó chính thức giành vé trực tiếp tới Olympic Paris 2024.

Nữ xạ thủ sinh năm 2000 được HLV Nguyễn Thị Nhung và chuyên gia Park Chung-gun chọn vào nhóm đào tạo VĐV trọng điểm cho Olympic và luôn duy trì được thành tích ổn định trong thời gian luyện tập lẫn thi đấu. Cô cũng là học trò của xạ thủ HCV Olympic Rio 2016 Hoàng Xuân Vinh. 

Ngoài Trịnh Thu Vinh, Thể thao Việt Nam hiện có 2 vận động viên khác chính thức giành suất tham dự Thế vận hội Paris 2024 Nguyễn Thị Thật (Xe đạp)Nguyễn Huy Hoàng (Bơi lội).

Nhìn chung, Thể thao Việt Nam đã có một năm thi đấu thành công đấu trường khu vực là SEA Games 32. Tuy nhiên, khi đối diện với thử thách lớn hơn là ASIAD 19, các vận động viên Việt Nam vẫn tỏ ra “hụt hơi” so với các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Những mục tiêu cần nhanh chóng hiện thực hóa

Nhìn vào thực tế, thành tích và số lượng VĐV Việt Nam tham dự các kỳ Thế vận hội Olympic 2012, 2016, 2020, Đại hội thể thao Châu Á 2018 và 2022 chưa có sự ổn định. 

Chính vì vậy, những người đứng đầu ngành thể thao Việt Nam cần thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề đầu tư nguồn lực cho thể thao thành tích cao. Để đáp ứng với những thay đổi của thực tiễn, nâng cao năng lực của nhóm VĐV trọng điểm cạnh tranh tại Olympic và ASIAD, Cục trưởng Cục TDTT - Ông Đặng Hà Việt đã nêu rõ trong Hội nghị định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030.

Theo đó, thể thao thành tích cao nước ta cần tạo bước đột phá mạnh mẽ, trong đó tập trung vào phát triển các môn thể thao Olympic và ASIAD. Đồng thời, xây dựng hệ thống đào tạo VĐV một cách khoa học, bền vững.

384413585-351439507233446-7586790625882577548-n-1703414490.jpg
Các VĐV và môn thi đấu trọng điểm cần được đầu tư hợp lý trong quá trình tập luyện và thi đấu

Những bộ môn thi đấu trọng điểm, các VĐV ưu tú tham gia thi đấu tại ASIAD và Olympic cần được tập trung đầu tư nguồn lực, tạo điều kiện tập luyện và thi đấu tốt nhất. Các cấp lãnh đạo cần định hướng kế hoạch, lộ trình chi tiết để phát huy hiệu quả khả năng của nhóm môn thi đấu có khả năng đạt thành tích cao.

Thể thao Việt Nam tại Thế vận hội Paris 2024 phấn đấu có từ 12 – 15 suất tham dự của các môn thế mạnh là Xe đạp, Điền kinh, Bơi lội, Bắn súng, Cử tạ, Thể dục dụng cụ, Cầu lông, Đua thuyền, Taekwondo, Judo, Đấu kiếm, Boxing, Bắn cung.

Author Thethao247.vn Nguyên Vũ / Theo hoinhap.vanhoavaphattrien.vn - Copy
Xem thêm
TIN NỔI BẬT