Quảng cáo

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này?

Thứ sáu, 28/07/2023 19:30 PM (GMT+7)
A A+

Toyota, Kia, Mercedes cùng nhiều hãng xe toàn cầu đều đang chật vật tại thị trường Trung Quốc khi mà sự tăng trưởng của họ dường như đang bị cài “số lùi”.

Nghe nội dung bài viết

Theo hãng thông tấn Reuters, đối với các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tại Trung Quốc, hiện tại họ đang có hai lựa chọn: một là tập trung đẩy mạnh phát triển và sản xuất ô tô, tiếp tục giành thị phần, còn hai là cố gắng “cắt lỗ” sau khi nhường lại vị trí dẫn đầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới cho các thương hiệu địa phương mới nổi.

Động thái từ một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới trong những ngày gần đây thể hiện rằng họ đang đi trên những con đường khác nhau: một số thương hiệu Đức và General Motors đang đặt cược vào các loại xe điện mới, trong khi Toyota và các hãng khác đã chuyển sang trạng thái cắt giảm chi phí và sản lượng.

ZBSP5GWQDNPNTJOWETPZXQ3ZRQ_result

Những điều này diễn ra trong bối cảnh lần đầu tiên các thương hiệu Trung Quốc dẫn đầu thị trường ô tô, chiếm 53% thị phần trong nửa đầu năm 2023, dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho thấy.

Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, những thương hiệu thống trị thị trường trong nhiều năm bằng việc liên doanh với các đối tác là các công ty nhà nước Trung Quốc, đã chậm chạp trong việc chuyển hướng sang thị trường xe điện đang phát triển nhanh với các dịch vụ ngày càng cạnh tranh.

Theo dữ liệu của CAAM, Tesla, hiện đang sở hữu nhà máy lớn nhất tại Trung Quốc, là thương hiệu nước ngoài duy nhất mở rộng thị phần trong nửa đầu năm 2023, vượt qua BMW.

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này? 308640
Tesla là thương hiệu nước ngoài hiếm hoi tăng trưởng thị phần trong nửa đầu năm 2023

Với áp lực từ cuộc chiến giá cả khốc liệt tại Trung Quốc trong năm nay, một số nhà sản xuất ô tô đang thu hẹp quy mô bằng cách cắt giảm sản xuất và sa thải nhân công, bao gồm Toyota và Mitsubishi.

Yale Zhang, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Automotive Foresight có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết các thương hiệu đã từng chiếm một phần ba doanh số bán hàng tại Trung Quốc giờ đây không còn cách nào khác ngoài nỗ lực tối đa.

Đáng chú ý, trong số đó có cả những ông lớn như Volkswagen hay General Motors.

Volkswagen, tập đoàn từng dẫn đầu về doanh số tại Trung Quốc, đã bị BYD vượt mặt kể từ cuối năm 2022. Mới đây, hãng đã công bố hai thỏa thuận nhằm củng cố vị thế của mình tại Trung Quốc: 

  • Hợp tác với công ty Xpeng của Trung Quốc để xây dựng hai mẫu xe mới từ năm 2026 (sử dụng phần mềm của Xpeng).
  • Cùng phát triển các mẫu xe Audi và một nền tảng mới với đối tác Trung Quốc SAIC.

"Sự hợp tác lớn này giữa Volkswagen và Xpeng là một cột mốc quan trọng cho chiến lược điện khí hóa của chúng tôi, với định hướng "ở Trung Quốc, vì Trung Quốc", Ralf Brandstatter, thành viên hội đồng quản trị của VW cho biết trên tài khoản mạng xã hội của mình.

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này? 308641
Volkswagen từng là hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc trong nhiều năm trước khi bị BYD vượt mặt

GM, hãng chứng kiến doanh số bán các thương hiệu con Buick, Chevrolet và Cadillac tại Trung Quốc giảm 9% trong nửa đầu năm nay, đã trông cậy vào những chiếc xe điện được phát triển trên nền tảng Ultium của mình để xoay chuyển tình thế.

Hiện tại, tập đoàn đã bán được hơn 12.000 xe điện dựa trên nền tảng Ultium kể từ khi mẫu xe đầu tiên, Cadillac Lyriq, bắt đầu bán ra một năm trước. Tháng trước, GM đã giảm giá 14% cho Lyriq tại Trung Quốc.

Đâu là lợi thế của các thương hiệu lâu đời trong ngành ô tô?

Tu Le, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Sino Auto Insights có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết: “VW và GM, những công ty có lịch sử dẫn đầu thị trường, đều tin rằng họ có thể cứu vãn vị trí của mình và bảo vệ thị phần hiện có”.

"Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc đối với tham vọng toàn cầu của họ và ở  một mức độ thấp hơn đó là sự tự tin rằng cuối cùng họ có thể thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh với Tesla và các hãng xe Trung Quốc"

Cuộc chiến giá cả cũng đã cắt giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc và nhiều công ty trong số đó không có lãi. Trong khi đó, hầu bao rủng rỉnh hơn của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài lâu đời, mang lại cho họ khả năng tham gia một cuộc chơi lâu dài.

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này? 308642
EV6 sẽ là mẫu ô tô điện đầu tiên của Kia ra mắt thị trường Trung Quốc

"Chúng tôi sẽ cho phép kẻ thù của mình chiến đấu trước, và chúng tôi sẽ quay lại với túi tiền và công nghệ để đánh bại họ", Yang Honghai, giám đốc điều hành của Kia Trung Quốc, cho biết tại một diễn đàn vào tháng 6.

Chúng tôi không từ bỏ thị trường mà chỉ chọn quay lại vào thời điểm thích hợp hơn”, ông nói thêm

Kia dự định sẽ gia nhập thị trường xe điện của Trung Quốc với chiếc xe điện đầu tiên, chiếc crossover EV6, thông qua dạng nhập khẩu vào tháng 8.

Theo dữ liệu bán hàng, các thương hiệu xe sang của Đức BMW, Mercedes Benz và Audi của Volkswagen đã cố gắng giữ thị phần gần như không biến động tại Trung Quốc trong nửa đầu năm, sau khi giảm giá cho đại lý lên tới 25% đối với một số mẫu xe.

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này? 308643
Một trung tâm nghiên cứu của BMW tại Bắc Kinh

BMW đã công bố tăng cường đầu tư vào phát triển sản phẩm ở Trung Quốc với một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới ở Thượng Hải để tạo ra những mẫu xe điện toàn cầu.

He Lei, Giám đốc điều hành của nền tảng giao dịch xe điện Trung Quốc xChuxing cho biết: “Các thương hiệu Đức được hưởng lợi từ quy mô sản xuất lớn có phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, họ liên tục bám đuổi các đối thủ Trung Quốc bằng các sản phẩm được phát triển ngay tại Trung Quốc. Như vậy làm sao họ có thể không có cạnh tranh được?"

Những gã khổng lồ quyết định cài “số lùi”

Tuy có lợi thế nhất định nhưng vẫn có một số hãng xe quyết định lùi lại để cải thiện tình hình. Mitsubishi Motors đã đóng cửa một nhà máy vận hành bởi một đối tác liên doanh sản xuất mẫu SUV Outlander. Trong khi đó, hai công ty đang cố gắng đàm phán tái cấu trúc sau khi doanh số bán hàng giảm mạnh.

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này? 308644
Mitsubishi tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc do doanh số suy giảm

Một “ông lớn” cũng đến từ Nhật Bản là Toyota đã tụt xuống vị trí thứ 3 tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay. Hãng đã làm chậm quá trình sản xuất tại nhà máy liên doanh sản xuất mẫu xe điện bZ4X đồng thời sa thải 1.000 công nhân hợp đồng.

Nissan dự định sẽ mang bốn mẫu xe mới đến Trung Quốc, bao gồm cả xe điện. Thương hiệu cho biết họ sẽ xem xét xuất khẩu ô tô từ Trung Quốc sang các khu vực khác để tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất của đất nước tỷ dân, một chiến lược mà Tesla, BMW, Ford và Renault cũng đã theo đuổi.

Nhiều hãng xe lâu đời sẽ phải ‘đập đi xây lại’ kế hoạch của mình tại thị trường khó nhằn này? 308645
Các thương hiệu xe toàn cầu đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

"Trung Quốc không chỉ là nơi bán ô tô. Đây còn là nơi thúc đẩy quy mô kinh tế, giúp giảm chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của các hãng xe", Bill Russo, một nhà tư vấn của công ty Automobility (Thượng Hải), cho biết.

Author Thethao247.vn Quốc Bình / Theo tv.thoibaovhnt.com.vn - Copy
Xem thêm