Quảng cáo

Bóng đá trẻ Trung Quốc: Thay đổi để vươn ra thế giới

Quân Persie Quân Persie
Thứ bảy, 02/09/2023 13:30 PM (GMT+7)
A A+

Sau khi chiến lược vung tiền làm bóng đá thất bại, Trung Quốc đã buộc phải có những bước thay đổi về chiến lược, đặc biệt tập trung vào xây dựng bóng đá trẻ.

Giai đoạn 2011-2021, Trung Quốc nổi tiếng với "làn sóng bóng đá kim tiền" tức dùng tiền tấn để mua sao từ châu Âu và nhập tịch lên ĐTQG. Chính sách này đem lại thành công cho họ khi Quảng Châu Hằng Đại (Guangzhou Evergrande) giành được 2 chức vô địch AFC Champions League các năm 2013 và 2015.

Tuy nhiên khi tập đoàn chống lưng cho CLB này là Hằng Đại gặp khó, Guangzhou Evergrande cũng đi đến bờ vực sụp đổ. Không chỉ có Quảng Châu, một số CLB giàu có khác như Cảng Thượng Hải, Thượng Hải SIPG hay Sơn Đông Lỗ Năng cũng rơi vào cảnh thua lỗ rồi chịu thêm cả ảnh hưởng của COVID-19.

Kinh tế khó khăn, CLB không còn tiền để trả lương cao, các ngoại binh cũng khăn gói rời Trung Quốc, kể cả một số người từng nhập tịch để thi đấu cho ĐTQG.

goal-guangzhoucropped-1xdnuj67camru1a1nxpihq04nt-1693546702.jpg
Guangzhou Evergrande là biểu tượng của "làn sóng bóng đá kim tiền" ở Trung Quốc và khi họ khủng hoảng cũng là lúc làn sóng ấy dần bị dập tắt (ảnh: BeSoccer)

Khi đó, người Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể mãi dùng tiền để "xây nhà từ nóc". Họ cũng bắt đầu có những biện pháp ngăn chặn làn sóng dùng tiền mua ngoại binh của các CLB, khiến cho cầu thủ nội bị mất suất và xuống phong độ. Bên cạnh đó là một sự thay đổi triệt để về cách làm bóng đá, với sự tập trung vào xây dựng và phát triển tài năng trẻ.

Vào năm 2022, LĐBĐ Trung Quốc (CFA) cho ra mắt một giải bóng đá trẻ quốc gia mới được đồng chủ trì bởi Bộ giáo dục và Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc (GAS). Giải đấu có tên China Youth Football League (CYFL), là sân chơi đầu tiên dành cho tất cả các đội trẻ trên toàn lãnh thổ nước này, bất kể xuất thân của họ.

CYFL sẽ được chia thành 18 bảng, 9 bảng dành cho nam (U-8, U-9, U-10, U-11, U-12, U-13, U-15, U- 17, U-19) và 9 bảng cho nữ (U-8, U-9, U-10, U-11, U-12, U-13, U-15, U-17, Tuổi đại học).

bong-da-tre-trung-quoc-1693546413.jpg
Trung Quốc đầu tư mạnh để phát triển bóng đá trẻ ở cả nam và nữ, mọi lứa tuổi (ảnh: Tân Hoa Xã)

Các đội của mỗi bảng trước tiên sẽ thi đấu các trận đấu vòng loại khu vực, sau đó các đội đủ điều kiện sẽ tham dự giải đấu vô địch.

Với CYFL, Trung Quốc tuyên bố sẽ nâng nền bóng đá của mình lên ngang tầm với các quốc gia hàng đầu thế giới. Để đạt được mục tiêu này, chủ tịch CFA khẳng định sẽ cung cấp các nguồn lực tốt nhất để phát triển giải đấu.

Ngoài ra, các nhà chức trách đã ban hành một số văn bản chính sách hướng dẫn kể từ năm 2015, bao gồm cải cách CFA và các giải đấu chuyên nghiệp, cải thiện bóng đá học đường và cộng đồng cũng như nâng cao cơ sở vật chất dành cho các cầu thủ, CLB ở mọi cấp độ của môn thể thao này.

Xem thêm