Quảng cáo

Tìm hiểu về môn Curling tại Olympic Sochi 2014

Thứ sáu, 07/02/2014 15:00 PM (GMT+7)
A A+

(Thethao247.vn) - Một môn thể thao thú vị và rất lâu đời tại Nga sẽ được tranh tài ở Olympic mùa đông Sochi 2014 là Curling (Bi đá trên băng hay Ném tạ trên băng).

 

Sân thi đấu Curling

 


Curling bắt đầu được chơi ở Nga từ 150 năm trước, là một trong những môn thể thao lâu đời nhất. Môn này được gọi là Bi đá trên băng hoặc Ném tạ trên băng. 


Môn Curling được tranh tài trong phạm vi của một sân băng hình chữ nhật chiều dài 42.06m, rộng 4.75m tương tự như đường sàn ném bóng của môn Bowling. Tại hai đầu sân băng có kẻ hai vòng tròn viền ngoài màu xanh, viền kế màu trắng, viền trong màu đỏ và tâm điểm màu trắng với bán kính lần lượt của các vòng là 1.83m, 1.22m, 0,61m và 0.15m. Các tuyển thủ của hai đội sẽ đứng tại vị trí 2 đầu sân gọi là “Hack” để ném tạ về hướng tâm điểm của vòng tròn “house” ở đầu sân bên kia. “Hack” là hai điểm nối liền đường trung tuyến dọc theo chiều dài và chia sân băng làm hai phần bằng nhau theo đồ hình sau đây: 


Quả tạ dùng trong môn Curling được gọi là “Stone” là một phiến đá hình tròn nặng khoảng 20kg, có gắn tay cầm ở mặt trên để các tuyển thủ nhấc tạ lên và ném trên băng.

 

Video: 10 pha ghi điểm ấn tượng trong môn Curling

 

Tuy trông qua hình thức thi đấu của môn ném tạ trên băng có phần khá đơn giản, nhưng trên thực tế bộ môn này đòi hỏi mức độ chính xác rất cao mỗi khi các tuyển thủ tính toán tọa độ và phương hướng để phối hợp cùng sức ném cánh tay đưa quả tạ đến vị trí đích nhắm của mình. Môn Curling cũng là đối tượng được phân tích kỹ lưỡng về tác động của lực ma sát và phương hướng quay của quả tạ nên càng gây hứng thú cho khán giả hâm mộ tìm hiểu các nguyên lý tự nhiên của vật chất. Do đó, môn ném tạ trên băng cũng cần có những chiến thuật thi đấu tinh vi và còn được gọi là “môn cờ vua trên băng”. Không những vậy, Curling cũng khiến các VĐV mất năng lượng khá nhiều. Các vận động viên xoa băng cho viên đá trượt rất vất vả và sau mỗi buổi tập có thể mất đến hai kilogam trọng lượng.

 

Xoa băng cho viên đá trượt đi dễ dàng

 


Việc chuẩn bị đường băng để chơi Curling cũng phức tạp. Trên đường băng đã làm xong, người ta phun những hạt li ti với độ chính xác hình học để sau đó vận động viên có thể mài đường cho viên đá trượt. Mỗi viên đá nặng 20 kg.


Hiện nay ở Nga môn curling đang tích cực phát triển. Trong nước có rất nhiều câu lạc bộ curling, nơi mà bất cứ ai có thể tìm hiểu để chơi môn thể thao tuyệt vời này. Năm 1873 tại Moscow đã khai trương câu lạc bộ curling đầu tiên của Nga, một chi nhánh của câu lạc bộ Curling từ Scotland.

 

Anna Sidorova  đội trưởng tuyển bi đá trên băng (curling) Nga

 


Một số thuật ngữ trong môn Curling (Bi đá trên băng/Ném tạ trên băng):


- Draw: ném quả tạ dừng lại ở vị trí trong vòng tròn “house”. 

- Guard: ném quả tạ dừng lại ở vị trí phòng thủ để bảo vệ quả tạ của đồng đội đang ở một vị trí khác. 

- Take Out: ném tạ chạm vào quả tạ của đối phương để đẩy ra ngoài vòng tròn “house” 

- Sweeping: cầm chổi để quét hoặc chà trước vị trí quả tạ đang trượt. Nếu để chổi chạm trúng quả tạ sẽ bị phạm lỗi.

- Come Around: một hình thức ném của kỹ thuật “Dwaw Shot”, đưa tạ đến vị trí bọc lót phía sau quả tạ của đồng đội. 

- Hurry: ý nghĩa của dấu hiệu bảo đồng đội quét hoặc chà mạnh hơn, nhanh hơn.

 - Clean: ý nghĩa của dấu hiệu bảo đồng đội quét hoặc chà nhẹ trước vị trí của quả tạ. 

Author Thethao247.vn / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
môn Curling Olympic Sochi 2014 Olympic mùa đông Bi đá trên băng Ném tạ trên băng
Xem thêm
TIN NỔI BẬT
Quảng cáo