Quảng cáo

Làm gì khi không đồng tình với phản hồi của sếp?

Author Thethao247.vn Hoàn Nguyễn - 09:32 21/02/2018 GMT+7
Môi trường công sở với nhiều “cái tôi” khác nhau nên chuyện bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, thậm chí với sếp tất yếu sẽ xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 lưu ý nhằm giúp bạn biết cách hành xử tinh tế khi không đồng tình với phản hồi của sếp.

Làm gì khi không đồng tình với phản hồi của sếp?

Môi trường công sở với nhiều “cái tôi” khác nhau nên chuyện bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, thậm chí với sếp tất yếu sẽ xảy ra. Nói về vấn đề nhạy cảm này, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng của CareerLink, một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ nhân sự và tìm việc trực tuyến, chia sẻ: “Ai cũng đều có lý do riêng để bảo vệ quan điểm của mình trong công việc, tuy nhiên dưới góc nhìn nhân viên thì bạn sẽ khó lòng hiểu hết được nỗi lòng của cấp trên. Do vậy, nếu phản ứng một cách bốc đồng, thiếu suy nghĩ thì bạn chỉ nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm từ sếp và đồng nghiệp xung quanh.”

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 lưu ý nhằm giúp bạn biết cách hành xử tinh tế khi không đồng tình với phản hồi của sếp.

Cập nhật việc làm mới nhất tại careerlink.vn

Không “bật” lại ngay lập tức

Rất nhiều người khi nhận được phản hồi tiêu cực từ cấp trên thì hành động bản năng đầu tiên là tự bảo vệ mình bằng cách ra sức giải thích lí do tại sao họ làm như vậy và vì sao sếp của họ đã sai. Hãy đề phòng sự mất kiểm soát này nhé! Bạn có thể phản ứng nhưng trong thời điểm gay cấn này, bạn chỉ nên tập trung lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản hồi đó. Nếu không, có nhiều khả năng bạn sẽ bỏ sót nhiều thông tin quan trọng và vô tình tạo ra rào cản để tăng sự hiểu biết cho chính mình.

Làm rõ thông tin phản hồi nếu cần

Nếu bạn không hiểu hết những phản hồi của sếp, hãy nói ra để được làm rõ. Phương châm là hãy làm điều này một cách chân thành, thể hiện tinh thần học hỏi và sửa sai chứ không phải bộc lộ thái độ chống đối lại các phản hồi của sếp. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói: “Em thấy ý kiến của anh rất hay. Em muốn chắc chắn rằng mình đang hiểu đúng những gì anh đề cập đến”. Sau đó tùy thuộc vào điều mình chưa hiểu rõ, bạn có thể hỏi: “Anh đang nói đến điều X phải không?” hoặc “Anh có thể đưa ra vài ví dụ về điều này để em có thể biết rõ hơn và tránh lặp lại sai lầm này trong tương lai?”

Hỏi xem bạn có thể giải thích quan điểm của mình

Nhận được phản hồi không tích cực từ sếp, bạn cần tìm cơ hội để được giải bày quan điểm của mình, hãy cho sếp thấy tinh thần và thái độ cầu thị để đôi bên được hiểu nhau hơn. Dù “im lặng là vàng” nhưng không phải sếp nào cũng thích kiểu lẳng lặng như thế, một người sếp tốt luôn muốn lắng nghe ý kiến của nhân viên dưới quyền để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Không tự ý “chém trước, tấu sau”

Sau khi nhận được cái lắc đầu từ sếp thì bạn tạm thời nên chấp nhận kết quả này chứ không nên tự ý “chém trước, tấu sau”. Bởi quyết định của cấp trên luôn có quyền cao nhất và bạn đừng tự ý hành động vượt cấp.

Thực tế, dù bạn có “tâm” tốt và chỉ muốn cống hiến cho kết quả chung nhưng kiểu hành xử này chỉ mang lại cho bạn nhiều thiệt thòi. Bởi nếu kết quả đạt được không như ý, bạn sẽ là người gánh tất cả hậu quả, và nếu đạt kết quả khả quan bạn cũng sẽ không thoát khỏi tiếng xấu chống lại người “quyền lực” hơn mình.

Thực tế, trường hợp phản hồi của sếp không thỏa mãn nhân viên là chuyện vô cùng bình thường. Do đó, bạn cần tập làm quen và có thái độ ứng xử phù hợp, đừng vì chút “chuyện nhỏ” mà làm rạn nứt mối quan hệ tốt với cấp trên nhé!

Trung Thành

CareerLink Tuyển dụng CareerLink
Xem thêm
TIN NỔI BẬT