Quảng cáo

Lần đầu phát hiện hiệu ứng lạ trên hành tinh ngoài Mặt Trời

Author Thethao247.vn Hào Trần - 15:09 21/04/2024 GMT+7
Phát hiện này có thể tiết lộ những hiểu biết mới về các thế giới ngoài Trái Đất.
Nghe nội dung bài viết

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn đã phát hiện ra hiện tượng giống như cầu vồng xảy ra trên một hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời và nó có thể tiết lộ những hiểu biết mới về các thế giới ngoài Trái Đất.

cv1-1713632521.jpeg
Hình mô tả hiện tượng giống cầu vồng đồng tâm gọi là hiệu ứng vinh quang được phát hiện trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh WASP-76b

Các quan sát từ kính viễn vọng không gian Cheops của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, hay vệ tinh đặc trưng hành tinh ngoài hệ mặt trời, đã phát hiện ra "hiệu ứng vinh quang" (tức hiện tượng tạo thành vòng cung màu sắc đẹp mắt) trên WASP-76b, một ngoại hành tinh cực nóng cách Trái Đất 637 năm ánh sáng.

Từ trước đến nay, hiệu ứng này thường chỉ thấy trên Trái Đất và sao Kim. Việc phát hiện ra nó trên WASP-76b cho thấy bầu khí quyển của hành tinh này có điều gì đó đặc biệt. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo chi tiết về quan sát này hồi đầu tháng 4 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

WASP-76b là một hành tinh "kinh khủng", nóng đến 2400 độ C và có mưa sắt. Một mặt của nó luôn nhận được một lượng bức xạ cực mạnh, gấp 4000 lần Trái đất. Điều này làm cho hành tinh giãn nở, gần gấp đôi kích thước Sao Mộc. 

cv2-1713632521.jpeg
Một góc nhìn mô phỏng cho thấy ánh hào quang có thể xuất hiện trên Sao Kim (trái) và Trái Đất

WASP-76b "khóa chặt" với ngôi sao - có nghĩa là một mặt của nó luôn hướng về phía ngôi sao (mặt ngày), còn mặt kia là ban đêm vĩnh cửu. Mặt ngày của WASP-76b cực nóng, lên tới 2400 độ C. Các nguyên tố nóng chảy và bay hơi, tạo thành những đám mây giải phóng mưa sắt nóng chảy ở mặt đêm.

Các nhà khoa học đã dùng nhiều kính thiên văn và vệ tinh để quan sát WASP-76b, phát hiện ra sự bất thường về ánh sáng giữa ranh giới mặt ngày đêm của nó. Họ cho rằng đó là dấu hiệu của hiệu ứng quang vinh xảy ra.

Theo các chuyên gia, hiệu ứng vinh quang và cầu vồng hoàn toàn khác nhau. Nếu như cầu vồng hình thành khi ánh sáng đi qua 2 môi trường khác nhau (không khí và nước), bị lệch hướng và tách thành các màu... Thì hiệu ứng vinh quang hình thành khi ánh sáng đi qua một lỗ hẹp, bị uốn cong và tạo thành các vòng tròn màu sắc. 

Nếu thực sự có hiệu ứng vinh quang trên hành tinh WASP-76b, điều đó có nghĩa là hành tinh có những đám mây hình cầu hoàn hảo liên tục được bổ sung, chứng tỏ khí hậu ổn định. Thành phần đám mây vẫn là bí ẩn, nhưng có thể chứa sắt, bởi sắt từng được tìm thấy trong các đám mây của hành tinh này.

cv3-1713632521.jpeg
Minh họa khung cảnh ban đêm của ngoại hành tinh WASP-76b

Nếu các nhà thiên văn có thể quan sát được tín hiệu mờ nhạt của một hiện tượng như vinh quang từ cách xa hàng trăm năm ánh sáng, việc phát hiện sự hiện diện của ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các vật thể ngoài trái đất chứa nước cũng có thể trở thành hiện thực trong tương lai, theo các nhà nghiên cứu.

Theo CNN

Hào Trần
Thethao247
Theo hoinhap.vanhoavaphattrien.vn - Copy
21.04.2024
Xem thêm
TIN NỔI BẬT