Những giá trị võ thuật chúng ta vô tình bỏ qua trong tiểu thuyết Kim Dung

Thứ tư, 31/10/2018 08:51 AM (GMT+7)
A A+

Dù những tác phẩm của Kim Dung đã tạo nên những hình dung khác xa với thực tế của những môn võ Trung Quốc, nhưng những lời bình, câu nói đầy hàm ý trong những tác phẩm của ông cũng chứa đựng những giá trị võ thuật mà đôi lúc chúng ta đã bỏ qua.

Mặc dù, hình về những môn công phu trời long đất lở trong tiểu thuyết và các bộ phim chuyển thể của Kim Dung đã tạo nên những lầm tưởng về nền võ thuật Trung Hoa. Nhưng liệu, đó có phải là những giá trị mà cố nhà văn thực sự muốn gửi tới độc giả.

Ngoài hình tượng về những nhân vật chính văn võ song toàn hào hiệp trượng nghĩa, ... Thì những lời bình, câu thoại của Kim Dung cũng mang nhiều màu sắc thực tế khi nhắc tới những triết lí võ thuật trong thực tế. Hãy cùng nhìn lại và phân tích một số tình tiết có thể chúng ta đã bỏ qua trong các bộ tiểu thuyết của ông.

Các nhân vật chính và những môn võ công "tổng hợp"

Có thể nói, các nhân vật chính trong những bộ tiểu thuyết Kim Dung thường có võ công cao cường nhất cho tới cuối bộ truyện. Tuy vậy, họ thường có điểm chung là không bao giờ chỉ dựa vào một bộ võ công của một môn phái, chỉ "bế quan tu luyện", đóng cửa không giao đấu mà có thể độc bá thiên hạ.

Những Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự, Hư Trúc, ... đều từng trải qua rất nhiều vị sư phụ, tập luyện nhiều bộ võ công khác nhau, giao đấu với nhiều cao thủ trong võ lâm để có thể đạt tới đỉnh cao. Vậy, bạn có thấy điều này quen không ?

hàm ý võ thuật kim dung bị bỏ qua, những giá trị võ thuật kim dung bị bỏ qua,

Chính xác, đó cũng là một tư tưởng tương tự với ... võ tổng hợp - MMA (Mixed Martial Arts). Không có môn võ nào vô địch, càng biết nhiều, thực hành nhiều, giao lưu với nhiều đối thủ thì bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm và hoàn thiện khả năng của mình. Đó chính là hình tượng của các võ sĩ MMA đúng không ?

Nguyên lý "vô chiêu thắng hữu chiêu" của Độc cô cầu bại

Tất nhiên, nguyên lý này không nên hiểu theo nghĩa đen, nhưng trong đó bao gồm " ... Độc cô cửu kiếm chính là sự linh hoạt, không ép mình vào những quy tắc cứng nhắc. Chiêu số cao thâm đến đâu cũng có sơ hở, muốn đánh bại chỉ cần tấn công vào chỗ sơ hở đó ... "

Lại một nguyên lý nữa gần với hình ảnh những võ sĩ "tự do" trong môi trường võ tổng hợp, tất cả các kĩ thuật đều có điểm yếu, đều phải có những điều kiện tiên quyết mới có thể thực hiện được. Và việc nắm rõ các kĩ thuật đó để phản đòn là điều hoàn toàn có thể.

hàm ý võ thuật kim dung bị bỏ qua, những giá trị võ thuật kim dung bị bỏ qua,

Bộ kiếm pháp của Độc cô cầu bại đầy đủ tới mức đó, mặc dù đây là một nhân vật không xuất hiện, nhưng việc lý tưởng hóa thành tích bằng bộ kiếm pháp "gặp gì phá đấy" của ông chẳng phải là mục tiêu tối thượng của một võ sĩ hay sao.

Ví dụ cho điều này, xin lấy Jon Jones - tay đấm toàn năng của UFC ra làm ví dụ, mọi đối thủ, mọi kĩ năng tay đấm quái chiêu người Mĩ đều có thể xử lý được.

hàm ý võ thuật kim dung bị bỏ qua, những giá trị võ thuật kim dung bị bỏ qua,

Nhất đảm, nhị lực, tam công phu

Giờ là lúc hiểu theo nghĩa đen, muốn đánh được, phải có can đảm bước vào tập luyện và thi đấu. Nhưng hai ý sau thường gây tranh cãi bởi cách hiểu "lực" có nghĩa là "lực đánh", đòn đánh phải mạnh mới cần kĩ thuật.

Cách hiểu này chưa thực sự chính xác, "lực" còn có nghĩa là thể lực, yếu tố tiên quyết để thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Nếu không có thể lực, lẫn không có lực đánh, thì những "công phu" thể hiện ra chẳng phải chỉ để phủi bụi cho đối thủ hay sao. Đó chính là lí do vì sao muốn luyện võ, phải luyện thể lực trước tiên.

hàm ý võ thuật kim dung bị bỏ qua, những giá trị võ thuật kim dung bị bỏ qua,

Thiên hạ võ công, vô chiêu bất phá, duy khoái bất phá

Võ công trong thiên hạ, không chiêu thức nào không phá được, chỉ có tốc độ (khoái) là không phá được - Đây là ý nghĩa của câu nói này, các chiêu số là điều đã được nhắc tới ở trên, ý chính là muốn tập trung vào tốc độ - thứ khó tập luyện nhất của một võ sĩ.

Tốc độ, sức bùng nổ luôn là đặc trưng của các đòn thế trong võ thuật, dù nhu - cương, tĩnh - động, thì tốc độ và thời gian luôn là thứ phải được đẩy lên càng cao càng tốt. Lực không mạnh thì tích tiểu thành đại, nhưng nếu không có tốc độ, chẳng phải bạn đang biểu diễn một bài thể dục trước mặt đối thủ hay sao. Ngược lại, nếu bạn có tốc độ, mặc dù gặp đối thủ lì lợm, mạnh mẽ hơn, tốc độ vẫn có thể giải quyết được.

Đó cũng là lí do vì sao những võ sĩ có tốc độ chớp nhoáng luôn được đánh giá cao trên sàn đấu.

VIDEO 15 tay đấm nhanh nhất lịch sử Boxing :

Author Thethao247.vn Nam Khánh / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
hàm ý võ thuật kim dung bị bỏ qua những giá trị võ thuật kim dung bị bỏ qua
Xem thêm
TIN NỔI BẬT