Quảng cáo

Toyota sẽ đánh cược trong cuộc đua xe điện bằng những phương pháp ‘độc nhất vô nhị’

Quốc Bình Quốc Bình
Thứ ba, 19/09/2023 11:30 AM (GMT+7)
A A+

Toyota dự định sẽ tạo nên sự kết hợp những công nghệ mới với cách tư duy truyền thống để thúc đẩy việc phát triển và sản xuất ô tô điện.

Nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới tin rằng họ có thể thu hẹp khoảng cách với Tesla và các hãng khác bằng cách kết hợp công nghệ mới với các phương pháp sản xuất cổ điển nổi tiếng mà hãng đã sử dụng trong nhiều thập kỷ để loại bỏ tình trạng kém hiệu quả, bao gồm cả cắt giảm chi phí, trong quá trình sản xuất.

Hãng đã giới thiệu sơ qua về những tiến bộ mới nhất của mình tại chuyến tham quan nhà máy ở miền trung Nhật Bản vào tuần trước. Sự tiết kiệm đã được đề cao, chẳng hạn như kỹ thuật tạo ra những tấm cản xe có độ bóng cao mà không cần sơn. Với kỹ thuật này, khuôn được đánh bóng bằng tay để tạo độ sáng bóng cho cản xe.

thieu-chip-nhat-ban-automotor

Bên cạnh đó, những thiết bị cách đây ba thập kỷ dùng để xử lý các bộ phận giờ đây có thể chạy vào ban đêm và cuối tuần sau khi được tự động hóa bằng robot và mô hình 3D. Theo Toyota, những cải tiến này đã giúp năng suất thiết bị tăng gấp ba lần.

Giám đốc sản phẩm Kazuaki Shingo nói với các phóng viên trong chuyến tham quan: “Sức mạnh sản xuất của Toyota nằm ở khả năng đáp ứng của chúng tôi trước những thay đổi của thời đại”.

Ông cho biết chuyên môn về kỹ thuật và công nghệ của công ty gắn liền với "TPS", viết tắt của Hệ thống Sản xuất Toyota (Toyota Production System).

unnamed

Toyota đã cách mạng hóa nền sản xuất hiện đại với hệ thống sản xuất tinh gọn, giao hàng đúng lúc và tổ chức quy trình làm việc gọi là "kanban". 

Phương pháp này kể từ đó đã được áp dụng ở khắp mọi nơi từ bệnh viện đến các công ty phần mềm và được nghiên cứu rộng rãi trên khắp thế giới.

Sự tập trung không ngừng vào việc cải tiến liên tục và thắt chặt chi phí đã giúp thúc đẩy sự phát triển của Toyota từ một công ty mới nổi sau chiến tranh trở thành gã khổng lồ toàn cầu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xe thuần điện, hãng đã bị lu mờ bởi một nhà cải tiến không biết mệt mỏi khác, Tesla, hãng đã sử dụng phương pháp sản xuất của chính mình để tạo ra lợi nhuận dẫn đầu thị trường.

Toyota-BEV-line-up-02-900x506

Dưới sự dẫn dắt của Giám đốc điều hành mới Koji Sato, Toyota vào tháng 6 đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của xe điện, một sự thay đổi lớn sau nhiều năm bị chỉ trích vì sự chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ điện khí hóa.

Khảo sát của ngân hàng Goldman Sachs cho biết vào hồi tháng 6 rằng nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 0,3% thị trường xe điện toàn cầu trong năm 2022, đồng thời gọi việc sản xuất nhiều hơn là “mảnh ghép còn thiếu”.

Toyota sẽ đánh cược trong cuộc đua xe điện bằng những phương pháp ‘độc nhất vô nhị’ 328866

Một sự đổi mới đang được Toyota nhấn mạnh là dây chuyền sản xuất tự hành, trong đó xe điện được “dẫn đường” bằng cảm biến trong dây chuyền lắp ráp. Công nghệ này loại bỏ nhu cầu về thiết bị băng tải, một thiết bị đòi hỏi chi phí lớn trong quy trình lắp ráp ô tô và cho phép dây chuyền sản xuất linh hoạt hơn.

Toyota cũng trưng bày nguyên mẫu của công nghệ đúc giống với phương pháp "gigacasting" do Tesla tiên phong thực hiện. Cách thức này cho phép tạo ra các bộ phận bằng nhôm lớn hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì được sử dụng trước đây trong sản xuất ô tô.

Toyota sẽ đánh cược trong cuộc đua xe điện bằng những phương pháp ‘độc nhất vô nhị’ 328871

Giống như Tesla, Toyota cho biết họ sẽ sản xuất xe điện ở dạng mô-đun, giảm bớt các bộ phận. Tuy vậy, hãng cũng có những cải tiến của riêng mình. Nhờ vào kinh nghiệm đúc khuôn trong nhiều năm nên Toyota đã phát triển các khuôn có thể thay thế nhanh chóng, một điều cần thiết trong kỹ thuật gigacasting.

Toyota cho biết điều đó giúp giảm thời gian thay khuôn xuống còn 20 phút, so với 24 giờ như thông thường. Điều này theo tính toán sẽ giúp năng suất tăng 20%.

Toyota sẽ đánh cược trong cuộc đua xe điện bằng những phương pháp ‘độc nhất vô nhị’ 328874

Bên cạnh đó, nhà sản xuất ô tô cũng đã giới thiệu một robot vận chuyển tự lái tại nhà máy Motomachi ở Thành phố Toyota để vận chuyển các phương tiện mới qua bãi đậu xe rộng 40.000 mét vuông, công việc vốn thường được các tài xế thực hiện. Điều này giảm bớt gánh nặng thể chất cho nhân viên, đồng thời gia tăng hiệu quả công việc.

Nhà sản xuất ô tô cho biết họ đặt mục tiêu đưa vào hoạt động 10 robot tại nhà máy Motomachi vào năm tới và sẽ xem xét các nhà máy khác sau đó. Toyota cũng có thể bán robot này cho các công ty khác.

Xem thêm