Quảng cáo

Mazda ‘mượn tay’ Toyota để cắt giảm chi phí sản xuất xe điện

A A+

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Mazda sẽ áp dụng hệ điều hành Arene của Toyota, nhằm cắt giảm chi phí tới 80%.

Mazda có động thái mới nhằm giảm chi phí phát triển xe

Theo tờ Nikkei Asia, Mazda sẽ chia sẻ hệ điều hành trên xe với Toyota, bao gồm những "bộ não" điều khiển các chức năng gia tốc và an toàn trong những xe thế hệ tiếp theo. Hai hãng sản xuất ô tô sẽ phát triển chung các hệ thống này, với hy vọng của Mazda là cắt giảm chi phí phát triển lên đến 80%.

Khi xe điện lan rộng và các phương tiện trở nên phức tạp hơn, các công ty Nhật Bản đang cố gắng đuổi kịp châu Âu và Mỹ trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

2022-Mazda-MX-30-45_result

Hệ thống điều khiển trên xe là sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng, bao gồm hệ điều hành (OS), bộ điều khiển điện tử và các dây cáp kết nối. Hệ thống này kiểm soát mọi thứ từ việc kích hoạt túi khí đến các chức năng hỗ trợ lái xe, ví dụ như đo khoảng cách giữa các xe. Nó là sợi dây liên kết giữa từng thành phần và chức năng trong xe ô tô.

Hiện tại, Mazda đang phát triển chung các hệ thống điều khiển trên xe với Toyota. Đối với các mẫu ô tô điện của Mazda vào năm 2027, dự kiến ​​90% các hệ thống này sẽ giống với của Toyota. Hệ điều hành (OS), thành phần chính của hệ thống, dự kiến ​​sẽ là Arene của Toyota.

Japan-Mobility-Show-002-Toyota-1024x683
Hệ điều hành Arene của Toyota

Mazda tin rằng việc hợp tác với Toyota sẽ giúp họ giảm đáng kể chi phí phát triển xe, tốt hơn so với việc từ mình tạo ra một hệ thống cho xe điện. Thực tế, một số hãng sản xuất ô tô và những nhà cung cấp linh kiện ô tô lớn tiêu tốn khoảng 300 tỷ yên (2 tỷ USD) mỗi năm chỉ cho việc phát triển phần mềm. 

Vì vậy, mức tiết kiệm chi phí của Mazda có thể lên đến hàng trăm tỷ yên, giảm chi phí phát triển của họ khoảng 70% đến 80%.

Cuộc đua tạo ra phần mềm điều khiển ô tô giữa các thương hiệu

Toyota, Honda và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác đang tiếp tục phát triển hệ thống điều khiển trên xe với mục tiêu ra mắt vào khoảng năm 2025, trong khi Volkswagen đã bắt đầu tích hợp hệ thống VW.OS của họ vào các mẫu xe điện. 

Hero_Arene_result

Tesla đã tung ra một hệ thống cho phép khách hàng cập nhật hệ điều hành qua mạng không dây sau khi mua xe để nâng cao các chức năng của nó.

Ngoài các hãng sản xuất ô tô, các tập đoàn công nghệ lớn từ Mỹ và Trung Quốc như Google và Huawei cũng tham gia vào cuộc đua để phát triển phần mềm tiên tiến cho các xe thế hệ tiếp theo.

Tầm quan trọng của một hệ điều hành đang trở nên ngày càng cao. Khi các hãng sản xuất ô tô muốn cung cấp nội dung như phim và hay âm nhạc cho các xe, hoặc cung cấp ứng dụng hỗ trợ lái xe, hệ điều hành là nền tảng cho chúng - giống với trên điện thoại thông minh.

https___cms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com_images_8_8_4_7_47117488-3-eng-GB_Cropped-1705043684photo_SXM2023122100006976_result

Dự kiến, các hãng sản xuất ô tô nhỏ sẽ dần rút lui khỏi việc phát triển các hệ thống trên xe của riêng họ, bao gồm hệ điều hành, do các chi phí phát triển quá lớn. 

Điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các nhóm sử dụng chung hệ thống điều khiển. Công ty tư vấn Boston Consulting Group ước tính rằng các xe có công nghệ tập trung vào phần mềm sẽ tạo ra thị trường tiềm năng trị giá hơn 650 tỷ USD cho ngành công nghiệp ô tô vào năm 2030, chiếm 15% đến 20% giá trị ngành.

Xem thêm