Chỉ trong vòng 5 năm, đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai đã khuấy đảo làng bóng chuyền Việt Nam với những chiến tích được ghi vào lịch sử bóng chuyền Việt Nam mà khó có một đội bóng nào làm được.
Nội dung chính
Năm 2011, đội bóng chuyền nam XSKT Gia Lai được bầu Bùi Pháp đầu tư với kinh phí khủng lên đến "hàng trăm tỷ đồng" với tham vọng thống trị giải bóng chuyền VĐQG. Sau khi nắm quyền đội bóng, bầu Pháp đổi tên đội bóng thành Đức Long Gia Lai và chi số tiền khủng để chiêu mộ VĐV tài giỏi.
Đức Long Gia Lai và những bản hợp đồng khủng nhất làng bóng chuyền Việt Nam
Những cái tên đình đám tại làng bóng chuyền Việt Nam thời điểm đó được Bùi Pháp nhắm đến là Nguyễn Văn Hạnh, Cao Xuân Thao, Thái Anh Văn, Phạm Văn Thành, Mai Hồng Thái, Hà Vũ Sơn, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Văn Toại.
Đồng thời, bầu Pháp đã tốn không ít kinh phí và công sức khi thành công kí kết hợp đồng với HLV Bùi Quang Ngọc và chủ công số 1 Đông Nam Á - Wanchai Tabwises (Thái Lan).
Thương vụ chuyển nhượng đình đám nhất đội bóng là sở hữu chủ công hàng đầu bóng chuyền Việt Nam - Nguyễn Hữu Hà. Thương vụ "tiền tỷ" này đã gây chấn động làng bóng chuyền Việt Nam thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, bầu Pháp còn phải trả lương cho Hữu Hà hơn hàng chục triệu đồng khi anh ngồi ngoài trong 1 mùa giải vì Ninh Bình không đồng ý nhả quân. Sau đó, Đức Long Gia Lai phải đền cho Ninh Bình 1,35 tỷ đồng tiền hợp đồng của Hữu Hà.
Tiến quân thần tốc, 2 lần vô địch cùng 2 chức Á quân trong 4 năm
Với dàn VĐV khủng, đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai thi đấu như không có đối thủ ở giải hạng A năm 2011 và giành được chức vô địch sau 2 vòng đấu.
Đến đường đua VĐQG, Đức Long Gia Lai tiếp tục khuấy đảo làng bóng chuyền Việt Nam khi giành chức Á quân và xếp hạng 3 Cúp Hùng Vương sau 2 năm thành lập.
Cơn lốc mang tên Đức Long Gia Lai vẫn chưa dừng lại ở đó. Sau thất bại đáng tiếc vào năm 2012, HLV Bùi Quang Ngọc cùng các đội viên đã lên kế hoạch đòi món nợ với Ninh Bình tại trận chung kết năm 2012 và chung kết Cúp Hùng Vương 2013.
Không nằm ngoài dự liệu, Đức Long Gia Lai đã thành công bước lên ngôi Vương và chức Á quân Cup Hùng Vương - chính thức thống trị làng bóng chuyền Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một năm sau đó đội đã bị mất phong độ, để cho Thể Công vượt mặt trong trận chung kết.
Khó ai có thể tin, đội bóng 3 năm liên tiếp tham dự giải bóng chuyền VĐQG luôn nằm trong top 2 đội mạnh nhất mùa giải mà năm 2015 lại phải chơi "chung kết ngược". (Chung kết ngược chính là trận đấu so tài ở hai đội xếp cuối hai bảng đấu, đội thua sẽ xuống chơi ở giải hạng A vào mùa bóng kế tiếp.)
Đội bóng chuyền nam Việt Nam đầu tiên được tham dự Cúp C1 bóng chuyền Châu Á
Năm 2014, đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai được Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đăng kí tham dự Cúp C1 bóng chuyền Châu Á (giải bóng chuyền Cúp các CLB Châu Á). Được biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam có đội bóng chuyền nam tham dự giải đấu. Trước đây, Liên đoàn chỉ cử ĐTQG tham dự.
Dù không được thành tích cao nhưng Đức Long Gia Lai đã để lại một nỗi khiếp sợ không hề nhỏ cho các đội bóng còn lại. Ông Hyungbin Yim - HLV đội bóng Hàn Quốc chia sẻ: “Trước đây Việt Nam thường cử đội tuyển quốc gia tham dự giải đấu này.
Năm nay, trong khi khu vực Đông Nam Á chỉ có chủ nhà Philippines thì Đức Long Gia Lai là đại diện duy nhất còn lại có mặt. Được biết đây là đội bóng tư nhân duy nhất ở Việt Nam, cho tôi gửi lời cảm ơn đến ông chủ của đội bóng này. Hy vọng sau này Đức Long Gia Lai sẽ còn nhiều lần xuất hiện tại sân chơi châu lục”.
Đột ngột biến mất khỏi làng bóng chuyền Việt Nam như "cái cách xuất hiện"
Sau thất bại "lạ thường" vào năm 2015, Đức Long Gia Lai đột ngột biến mất khỏi bản đồ bóng chuyền Việt Nam "như cách mà đội bóng tiến đến giải đấu".
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai nói: “Sau 7 năm đầu tư vào bóng chuyền, thành công mà đội bóng này mang lại là rất lớn. Tiếc rằng, khi mà Tập đoàn ĐLGL đang bước vào giai đoạn khởi sắc trong lĩnh vực kinh doanh thì chúng tôi phải dứt áo chia tay bóng chuyền vì nhiều lý do tế nhị."
"Tôi khẳng định việc kinh doanh của Tập đoàn ĐLGL đang khởi sắc, đầu tư lớn không chỉ trong nước mà còn ở 4 quốc gia khác nên chuyện chi 8-10 tỷ/năm để nuôi đội không phải vấn đề lớn. Nguyên nhân tôi giải thể đội bóng xuất phát từ chuyện VFV còn nhiều điều chưa tốt. Họ không tổ chức giải tốt, không làm truyền thông giỏi và nhất là không đào tạo được lực lượng trọng tài 'sạch'.
Trọng tài là người cầm cán cân duy trì công bằng các trận đấu nhưng lại cứ xảy ra tình trạng thiên vị, tạo ức chế cho các VĐV của Đức Long Gia Lai. HLV Bùi Quang Ngọc của Đức Long Gia Lai giỏi chuyên môn nhưng lại hay phản ứng thẳng với trọng tài nên trọng tài cũng 'phản ứng lại'. Phải nói rằng khi ra sân thi đấu, chúng tôi không ngán đối thủ mà sợ nhất là trọng tài”. Ông Bùi Pháp chia sẻ thêm.
Video trận chung kết giải VĐQG năm 2013 giữa Đức Long Gia Lai vs Tràng An Ninh Bình
Xuất hiện biến căng, tham vọng mơ vàng SEA Games của tuyển nữ Việt Nam gặp thách thức lớn
Khủng long bóng chuyền cao 2m04: Đập bóng như 'ném tạ' xuống sân