Quảng cáo

Hàng trăm cầu thủ Trung Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp

Thứ sáu, 05/03/2021 10:03 AM (GMT+7)
A A+

Chỉ tính trong năm 2020, có tới 16 đội bóng thuộc ba giải hạng cao nhất phải giải thể và đẩy hàng trăm cầu thủ Trung Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp.

Việc CLB Giang Tô bị giải thể đang gióng lên hồi chuông cảnh báo với nền bóng đá của đất nước tỷ dân. Chỉ sau hơn 3 tháng, từ một đội bóng vô địch bỗng chốc bị xóa sổ một cách chóng vánh.

Trong vòng 20 năm qua, thống kê cho thấy có tổng số 45 đội bóng biến mất khỏi bản đồ bóng đá Trung Quốc. Thế nhưng chỉ trong năm 2020, có tới 16 đội bóng thuộc ba giải hạng cao nhất phải giải thể hoặc tạm dừng hoạt động, đẩy hàng trăm cầu thủ rơi vào cảnh thất nghiệp.

Ngay cả những đội bóng lớn đang hoạt động hiện tại cũng chịu cảnh thua lỗ. Trung bình một đội bóng dự giải China Super League (CSL) tốn khoảng 50-60 triệu USD/năm. Tuy nhiên, hơn 70% nguồn thu của các đội bóng đến từ các hợp đồng tài trợ và quảng cáo được ký với các công ty thuộc cùng tập đoàn. Truyền thông Trung Quốc gọi đây là tiền từ tay trái chuyển sang tay phải.

Ảnh 1

Một điều đáng báo động hơn đó là lực lượng cầu thủ trẻ của Trung Quốc ngày càng giảm. Trong đợt tập trung của đội tuyển U19 Trung Quốc vào năm ngoái, HLV trưởng Lưu Điện Thu phàn nàn rằng ông có quá ít sự lựa chọn. Số lượng cầu thủ thuộc lứa U19 của tất cả các CLB cộng lại chưa đến 150 người, tính cả những cầu thủ chưa có hợp đồng chuyên nghiệp. Có thể thấy đây là con số quá ít ỏi so với dân số của đất nước lên tới 1,4 tỷ người.

Theo Sina, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc ngày càng không muốn con cái của họ theo đuổi bóng đá. Bản thân nhiều đứa trẻ cũng lựa chọn sự nghiệp học hành thay vì trở thành cầu thủ.

Tiền đạo Brazil: 'Cầu thủ Thái Lan rất sợ nắng'

NÓNG: CLB Valencia quan tâm đến Quang Hải

VIDEO: Tài năng của Văn Toàn khiến đội bóng cũ Alaba không thể ngồi yên. Nguồn: Next Media
Author Thethao247.vn Lê Thành / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
bóng đá trung quốc đội tuyển trung quốc world cup 2022
Xem thêm
TIN NỔI BẬT