Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực
Theo Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn, một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ nhân sự và tìm kiếm việc làm, thì bạn có thể trở thành người lắng nghe tích cực để tạo thêm thiện cảm với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng theo 5 cách sau:
Cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất tại Careerlink
Dành toàn bộ sự tập trung
Sẽ không có khách hàng hoặc đồng nghiệp nào muốn chia sẻ thông tin với người không chú tâm, liên tục nhìn vào điện thoại hoặc tỏ ra mệt mỏi, uể oải cả. Ngược lại, nếu bạn có thể bỏ tất cả để tập trung vào câu chuyện và đưa ra tín hiệu rằng bạn hiểu những gì họ nói, họ sẽ có thêm động lực để chia sẻ nhiều hơn, thậm chí có thể “trút hết ruột gan” của mình. Qua đó bạn có thể nhận được thêm nhiều thông tin cần thiết giúp ích cho việc đưa ra các quyết định chính xác hoặc nâng cao khả năng đàm phán, thuyết phục. Vì vậy, bạn cần tránh các yếu tố gây phân tâm từ môi trường bên ngoài khi bước vào cuộc trò chuyện, gạt bỏ các suy nghĩ gây xao nhãng, “lắng nghe” cả những ngôn ngữ cơ thể của người nói và đặc biệt là tránh suy nghĩ nhằm phản bác lại họ - là điều rất dễ bắt gặp bởi thói quen muốn chứng tỏ bản thân.
Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe
Hãy sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ cơ thể để truyền đạt sự chú ý của bạn. Thỉnh thoảng gật đầu, mỉm cười hoặc các biểu hiện tích cực khác trên gương mặt sẽ “báo” cho người nói rằng bạn đang dõi theo câu chuyện của họ. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý đến tư thế và đảm bảo bạn luôn có thái độ cởi mở và chào đón. Ngoài ra, cũng đừng quên khuyến khích người nói với những câu tương tác như “Vâng”, “Thế à!”, “Thật vậy hả?”...
Cung cấp thông tin phản hồi
Các giả định, phán đoán và niềm tin cá nhân có thể “bóp méo” những thông tin chúng ta nghe được. Là người biết lắng nghe, vai trò của bạn là hiểu những gì đang được nói, chứ không phải suy luận theo ý nghĩ của bản thân. Điều này sẽ giúp tránh được hiểu lầm đáng tiếc và cải thiện năng suất làm việc đáng kể. Để chắc rằng mình hiểu đúng thông điệp mà người nói truyền tải, hãy đưa ra các câu hỏi mang tính làm rõ như “Bạn đang nói đến vấn đề A phải không?”, “Theo những gì tôi nghe được thì có vẻ rằng...?” hoặc “Ý bạn là... có phải không?. Bạn cần tóm tắt thông tin của người nói theo từng giai đoạn nhằm tránh bỏ sót các chi tiết quan trọng.
Không vội vàng đưa ý kiến
Ngắt lời trong giao tiếp là một thói quen xấu khiến người nói khó chịu và không cung cấp đầy đủ thông tin. Và nếu thông tin bạn không nhận được đó lại là điều quan trọng có ý nghĩa “sống còn” cho dự án bạn sắp đảm nhận, thì có phải là bạn đã tự tay đánh mất cơ hội của mình hay không? Do đó, đừng vội xen vào câu nói của người khác để đưa ra ý kiến phản biện. Nếu muốn đặt câu hỏi, hãy trình bày sau khi người nói đưa ra câu chốt cho luận điểm họ đang chia sẻ.
Phản ứng phù hợp
Lắng nghe tích cực thể hiện sự tôn trọng dành cho người nói và giúp bạn tiếp nhận nhiều thông tin hơn, có cái nhìn đa chiều hơn. Vì vậy, bạn sẽ không nhận được bất cứ ích lợi nào khác nếu cố tình làm giảm giá trị của họ hoặc dồn họ vào thế “bí”. Thay vào đó, hãy thể hiện thái độ chân thành, cởi mở và đối xử với người nói theo cách mà bạn nghĩ rằng họ muốn được nhận.
Cũng như bất kỳ kỹ năng nào khác, bạn phải có ý chí quyết tâm và thực hành càng nhiều càng tốt để có thể vận dụng kỹ năng lắng nghe tích cực một cách tự nhiên và thuyết phục. Vì vậy, từ hôm nay hãy bắt đầu thực hành các kỹ thuật này để trở thành người lắng nghe tích cực, cải thiện khả năng giao tiếp để thành công hơn trong công việc nhé!
Hoàng Oanh
- Trực tiếp Man City vs Tottenham: Halaand lĩnh xướng hàng công LIVE
- Saka tỏa sáng, Arsenal thắng 3 sao trước Nottingham
- Enzo Fernandez trở lại, Chelsea hạ gục Leicester City
- Thể Công thắng trận thứ 2 liên tiêp ở giai đoạn 2 giải bóng chuyền VĐQG 2024
- ĐT Việt Nam bổ sung thành viên mới tại Hàn Quốc
- Thắng nhọc Long An, Biên Phòng xây chắc ngôi đầu giải bóng chuyền VĐQG 2024
- ĐT Việt Nam đã đến Hàn Quốc, sẵn sàng bước vào tập luyện
- Inter Miami chia tay HLV, bổ nhiệm đồng đội cũ của Messi
- Ronaldo tiếp tục thiết lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu