Thể Thao 247 - Vô địch quốc gia luôn là mục tiêu hàng đầu của các CLB bóng chuyền cả nước, vì khi vô địch giải quốc gia sẽ có cơ hội đại diện cho nền bóng chuyền nước nhà tham dự giải CLB châu lục
Năm 2016 cả bóng chuyền nam và nữ đều tìm ra 2 nhà vô địch mới, trong khi Thể Công đã không mấy vất vả để vượt qua Sanet Khánh Hoà thì Ngân Hàng Công Thương lại có phần chật vật trước Thông Tin LVPB sau 5 set để lên ngôi vô địch. Lên ngôi cao nhất Ngân Hàng Công Thương trở thành đại diện cho Việt Nam tham dự Cup CLB Nữ Châu Á 2017. Còn với Thể Công dù lên ngôi vô địch nhưng họ lại không tự quyết được việc tham dự Cup CLB nam Châu Á diễn ra tại chính Nam Định-Thái Bình của Việt Nam!
Việc trở thành đại diện của Việt Nam tham dự sân chơi Châu Lục đó là niềm khao khát của bất kỳ CLB nào. Ngân Hàng Công Thương sau khi trở về từ Cup VTV9- Bình Điền họ cũng bắt đầu tập luyện trở lại để hướng đến giải đấu diễn ra vào cuối tháng 5 tới. Sau khi rút một số gương mặt trẻ tại danh sách U23 để đảm bảo quân số cùng với đầy đủ đôii ngũ ban huấn luyện Ngân Hàng Công Thương đang đặt rất nhiều tâm huyết cho cuộc chơi lần đầu được góp mặt này. Và đó là điều dễ hiểu bởi khi là đại diện cho 1 quốc gia tham dự đấu trường châu lục, họ sẽ được học hỏi từ đối thủ và là cơ hội để chứng tỏ mình tại giải đấu mà trước đó Thông Tin LVPB đã từng cán đích với thành tích tốt nhất là hạng 4 vào năm 2009.
Còn với Thể Công là đại diện của Việt Nam có cơ hội tham dự Cup CLB nam Châu Á, đó là mong ước không chỉ của những đàn anh như: Thái Hưng, Duy Khánh, Hoàng Phương…mà còn là cơ hội hiếm có cho những tài năng trẻ như: Hồ Tiến, Văn Nam, Vũ Văn Tiệp thử sức và học hỏi từ những nền bóng chuyền Châu Lục. Thế nhưng do là đội bóng quân đội, kinh tế eo hẹp không đủ khả năng cho đội bóng tham gia chính vì thế mà Thể Công đã nhường cơ hội hiếm có này cho đội tuyển quốc gia. Còn nhờ Cup Hùng Vương, Thể Công là đội bóng lot top 4 và tham dự vòng chung kết lượt đi hay còn gọi là Cup Hùng Vương diễn ra trên đất Tổ. Cũng với lý do kinh tế eo hẹp và phải tiết kiệm tối đa chi phí chính vì là mà họ là đội bóng duy nhất trong top 8 đội của cả nam và nữ không thể thuê được khách sạn tại trung tâm thành phố Việt Trì. Phải di chuyển hơn 30km mỗi ngày từ NTĐ về tận Bãi Bằng nơi đội bóng thường chọn làm chỗ tập huấn ngắn hạn để lưu trú. Rõ ràng thiếu nguồn tài trợ cộng với sự khó khăn trong ngành đã vô tình tạo ra áp lực rất lớn về nghề đôi khi còn làm chính những chàng Lính muốn từ bỏ.
Hy vọng tình trạng như Thể Công sẽ được Liên Đoàn để ý khích lệ tinh thần, và càng phải làm khi bất kỳ đội bóng nào trong nước có cơ hội thi đấu quốc tế. Chắc chắn phải làm vậy mới đưa tình trạng bóng chuyền bán chuyên nghiệp đi lên và ngày tiệm cận khoảng cách với bạn bè khu vực!