Những đội tuyển của châu Âu liệu có cần một sự đổi mới

Thứ ba, 19/05/2015 15:45 PM (GMT+7)
A A+

(Thethao247.vn) - Phải chăng đã đến lúc những đại diện đến từ châu Âu cần một cơn gió mới?

Giải đấu MSI đã đi qua được một tuần nhưng màn trình diễn của đội tuyển Fnatic (FNC) trong khuôn khổ của giải trước các đối thủ hàng đầu thế giới vẫn để lại trong tâm trí người hâm mộ một bức tranh bao gồm 2 gam màu sáng lẫn tối. Hẳn là chúng ta vẫn còn nhớ sau trận thắng Team Solomid ở trận mở màn, họ liên tục có những trận thi đấu rệu rã trước những đối thủ Ahq và EDG. Tuy nhiên, ngay sau đó những điều họ làm trong trận đấu với đội tuyển được coi là hạt giống số 1 của chức vô địch SK Telecom T1 (SKT T1), lại thuyết phục người hâm mộ nhìn vào một mảng sáng hơn trong bức tranh họ vẽ lên. Lối đánh của FNC chính là đại diện cho lối đánh của cả châu Âu. Vậy vì đâu mà những đại diện tới từ châu lục này lại luôn cho người hâm mộ chứng kiến bộ mặt với 2 nét trái ngược như thế?

Tiếp cận trận đấu

Mỗi một đội tuyển nói chung và từng cá nhân tuyển thủ nói riêng đều có trong mình những điểm mạnh và điểm yếu. Thậm chí đối với một nhân vật kiệt xuất nào đó được cho là hoàn hảo về mọi mặt như kiến thức uyên bác về game, kỹ năng cá nhân tốt, biết cách tổ chức giao tranh, hiểu biết sâu rộng về chiến thuật hay lối chơi thì cũng chẳng tài nào mà một mình chống lại một đội đối phương quá vượt trội so với cả đội mình. Với mỗi  một đội hình có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, sẽ có những cách thi đấu khác nhau.

Kỹ năng cá nhân và kinh nghiệm thi đấu

Nhắc đến châu Âu về khía cạnh này thì đầu tiên chúng ta phải nhắc đến một Moscow Five (tiền thân của Gambit Gaming) trong thời đại hoàng kim của họ. Họ kiểm soát bản đồ tốt và thường giành chiến thắng sau những áp lực mà họ gây dựng dần dần lên vai đối phương. Thế nhưng chiến thuật như vậy tỏ ra không mấy hiệu quả khi người đi rừng và người chơi đường giữa của bạn lại bị lép vế so với hai vị trị tương tự của đối phương.

Có một số ý kiến cho rằng trong Liên Minh Huyền Thoại sẽ không có những pha chơi trên cơ nếu như không xuất hiện những sai lầm của đội đối phương, và đó là nguyên nhân lý giải tại sao những đội tuyển hàng đầu tới từ châu Âu và Trung Quốc lại có lối chơi khá hổ báo và rất ưa thích giao tranh để có thể tạo lợi thế chơi trên cơ hoặc tận dụng những sai lầm của đối phương.

Alex Ich và Diamond – tượng đài vĩ đại đối với người hâm mộ GMB

Trong lịch sử Đấu Trường Công Lý, những đội tuyển này luôn sở hữu những cặp đôi có thể làm điều này một cách tốt nhất. Điển hình như là Edward Gaming với xạ thủ thiên tài Deft và người đi đường trên hàng đầu thế giới Koro1, hoặc như sự kết hợp không thể tốt hơn giữa quái vật đường giữa xPeke và huyền thoại đường trên sOAZ, hay đối với những fan hâm mộ của Gambit Gaming (GMB) thì cặp bài trùng Alex Ich và DiamondProx chính là một tượng đài.

Tuy nhiên, khi mà những người Hàn Quốc lên tiếng bằng việc đầu tư mạnh vào việc rèn luyện kỹ năng cá nhân và phát triển  những phương diện mới mẻ trong game (những phân tích chuyên sâu, huấn luyện viên, xây dựng một đội hình phụ nhằm phục vụ việc luyện tập đạt chất lượng cao), thì khu vực Trung Quốc và châu Âu dường như lại bị bỏ lại phía sau. Họ thường xuyên phải dựa vào chính lối đánh ngày xưa của mình để cố gắng giữ khoảng cách so với người Hàn, không để bị bỏ lại quá xa. Lối đánh hổ báo này chắc chắn sẽ đổ vỡ khi gặp phải những đối thủ có kỹ năng cá nhân ngang ngửa đội bạn nhưng lại có cách kiểm soát trận đấu có chiều sâu hơn. Hơn thế nữa, chúng ta đều biết rằng, Hàn Quốc chính là vùng đất sản sinh ra vô số kể những người chơi có kỹ năng cá nhân vượt ngoài sức tưởng tượng.

Chức vô địch mùa giải 3 dành cho SKT T1 chính là minh chứng rõ ràng cho sự thống trị của người Hàn

Cấm & Chọn

Tương tự, chiến thuật bắt bớ nhiều từ sớm sẽ không hiệu quả nếu như Sejuani và Kassadin đội bạn cố gắng giao tranh với Leesin và Riven đội đối phương ở level 2 trong rừng của họ. Vài vị tướng trong số đó hiện không còn thông dụng trong meta hiện tại, tuy nhiên với một quyết định độc đáo trong quá trình Cấm & Chọn cũng có thể thay đổi cục diện trận đấu. Việc thấu hiểu đội hình của mình để có thể tận dụng trong các giao tranh từ sớm, so sánh với những gì mà đối phương có, từ đó đưa ra các quyết định để chiến thắng trước bất cứ một đội hình ưa giao tranh nào.

Sự thật là chính thiên hướng nghiêng về giao tranh quá nhiều, kể cả khi không đúng thời điểm đã đẩy rất nhiều đội có lối đánh này đến sự tụt dốc. Những đội tuyển hàng đầu thế giới hiện tại sẽ luôn đợi cho những vị tướng của mình hoàn thành được những trang bị thiết yếu và cả đội đạt được ngưỡng sức mạnh cần thiết thì mới tổ chức giao tranh, kể cả khi lối chơi của họ là hổ báo đến mức nào chăng nữa. Điều đó cho thấy sự khoa học trong cách đánh, đánh bất cứ đâu và bất cứ khi nào, miễn là có thể.

Kiểm soát tầm nhìn

Ngoài việc làm thế nào để xây dựng một đội hình có lợi ra, tầm nhìn chính là điều cốt yếu tiếp theo dẫn đến thành công cho những đội hình mang xu hướng giao tranh nhiều và sớm.  Hãy tưởng tượng việc bạn xâm lược rừng đối phương mà không có đủ tầm nhìn, với mong muốn là bắt được con “bò lạc” nào đó thực sự rất hiếm khi xảy ra. Bạn không thể lấy mạng đối phương khi mà đối phương có nhiều tầm nhìn hơn và luôn chực chờ sau lưng bạn, đợi bạn đi vào cái bẫy mà họ giăng sẵn ra để dành cho bạn. Thiếu thốn tầm nhìn thì xui sẽ nhiều hơn hên đó. Bởi vì khi tổ chức những pha giao tranh ở thời điểm thiên thời không có, địa lợi cũng không, thì chắc chắn sẽ có vô số sai lầm trong giao tranh.

Nhận thức được giá trị của từng tình huống

Việc đợi cho đối phương mắc sai lầm khi họ đã có trước cho mình 2 trụ và 1 rồng là không đáng chút nào. Và cũng chẳng được thông mình cho lắm khi để lấy được 2 mạng của đối phương trong khi để lính của họ lấy được 1 đường hay thậm chí là phá vỡ cả nhà chính của bạn. Đối với lối chơi hổ báo, thì bạn cần phải biết  kiểm soát được chính bản thân mình, phải biết giữ lại những nguồn tài nguyên cần thiết từ chiêu cuối cho đến phép bổ trợ và cả các mục tiêu lớn, chứ không có nghĩa bạn đánh hổ báo là bạn cứ lao bổ vào đối phương và lấy mạng để kiếm tiền.

Hãy luôn nhớ mục tiêu hàng đầu của mỗi trận đấu là nhà chính của đổi phương 

Một ví dụ điển hình cho việc này chính là ở trong game đấu thứ 2 giữa FNC và SKT T1 trong khuôn khổ MSI 2015 vừa qua, đó chính là pha xử lý của Rumble trong tay Huni khi anh chịu mất mạng sau khi trao đổi chiêu thức với Gnar của Marin. Thay cho việc cố cứu lấy bản thân bằng cách tung hết những gì mình có ra thì anh lại chấp nhận lên bảng đếm số. Trong lúc anh Huni đang tập đếm, thì SKT T1 tổ chức ăn rồng mà quên mất Huni vẫn còn có cho mình phép Dịch chuyển. Hậu quả của việc tính toán sai lầm này chính là một giao tranh thắng lợi cùng một bùa Baron miễn phí dành cho FNC.

Khả năng thích ứng

Hẳn bạn cũng biết rằng việc lấy trứng chọi đá thậm chí còn chẳng để lại dù chỉ là một vết nứt. Nếu như một đội hình thiên về giao tranh chỉ biết mỗi một việc là lao vào giao tranh thì họ sẽ nhanh rơi vào tình cảnh như thế khi mà không đủ tỉnh táo để biết mình là trứng còn đối phương là đá. Trận đấu sẽ dần tuột khỏi tầm tay họ. Do đó, việc di chuyển cẩn thận và lên kế hoạch kỹ càng cho từng pha bắt lẻ trong trận đấu là điều cần thiết. Đặc biệt là khi đối đầu với những đối thủ ngang cơ trở lên. Chưa nói đến những đối thủ còn vượt trội hơn mình thì lại càng phải lưu ý.

Hãy thử nhìn vào những chiến thắng của đội Edward Gaming (EDG) trước FNC để thấy rõ điều nay hơn. Đội tuyển đến từ châu Á này rõ ràng xét về nhiều phương diện thì trội hơn rất nhiều so với đội tuyển châu Âu này, nhưng FNC lại bất cẩn và để mất đi 1 phép tốc biến quan trọng ngay từ level 1 của YellOwStar. Và đó chính là điểm mấu chốt dẫn đến một trận đấu không thể dễ dàng hơn dành cho EDG.

Có thể nói, chiến thuật hổ báo và ưa giao tranh từ sớm chỉ có thể tối đa hóa tác dụng khi đối đầu với một đội tuyển có trình độ thấp hơn hoặc ít nhất là ngang bằng. Để tránh việc đánh mất quá nhiều lợi thế ngay từ đầu, thì điều cần thiết nhất chính là giảm nhịp độ trận đấu lại, duy chuyển cẩn thận hơn tạo tiền đề cho việc xây dựng một chiến lược có chiều sâu thông qua việc đẩy lính hay những mục tiêu lớn.

Sự đa dạng trong chiến thuật

Một điều rất dễ nhận thấy bên trong mỗi một đội hình có lối chơi hổ báo, thiên về giao tranh từ sớm đó là thiếu chiều sâu và yếu dần về cuối trận. Một đội hình như thế cần rất nhiều lợi thế để có thể áp đặt lối chơi lên đối phương và lăn quả cầu tuyết đè nát trụ nhà chính của đối phương. Thế nhưng, khi gặp phải một đối hình có khả năng tự chủ được lối chơi cũng như kiểm soát các mục tiêu lớn tốt thì lối chơi hổ báo sẽ vấp phải vô vàn khó khăn. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là ván đấu thứ 5 trong trận Chung kết MSI vừa qua giữa EDG và SKT T1.

Chúng ta đều biết Leblanc và Urgot là những vị tướng thắng đường, thắng mạng, thắng cả trận. Nhưng hãy nhìn vào những gì Leblanc và Urgot của SKT T1 đã làm được trong trận đấu đó. Đặc biệt là vị trí của Urgot trong tay Bang, khi anh liên tục mắc những sai lầm chí mạng dẫn đến những giao tranh bất lợi cho đội của mình. Chưa nói đến màn trình diễn tuyệt vời của Clearlove, chỉ xét trên phương diện lựa chọn 1 đội hình có khả nắng chống sốc sát thương bằng Khiên đen và Khiên chống phép của Morgana và Sivir đã cho thấy đây là một bước đi rất thông thái rồi.

Và chính những sự lựa chọn rất hợp lý này đã đẩy người hâm mộ tới những phút giây đầy bất ngờ khi EDG không hề muốn kéo dài trận đấu, mà cái họ chọn chính là một lối đánh đầy tự tin lao lên giao tranh với đối phương bất kể khi nào họ thấy bất cứ một cá nhân nào của SKT T1 lỡ chân bước sai vị trí. Vậy họ dựa vào đâu mà có thể tự tin như vậy, giai đoạn đầu và giữa trận đấu chính là giai đoạn Leblanc và Urgot mạnh nhất cơ mà? Đó chính là nhờ sự đa dạng trong lối chơi của họ, EDG biết cách tận dụng những lợi thế từ khả năng chống sốc sát thương để dồn ép đối phương và chiếm lấy những thứ có lợi nhất cho mình. Họ không nhất thiết phải lấy một đội hình nhiều sát thương thì mới có thể chơi đôi công với đối phương.

Trận đấu này, như đã nói ở trên, chính là một ví điển hình cho những đội tuyển đến từ châu Âu noi theo và học tập. Khi mà họ thường xuyên chọn lối chơi này nhưng quên mất rằng lối chơi này chính là một con dao hai lưỡi, chỉ cần một sơ xót rất nhỏ thôi thì những gì họ dày công vun đắp từ đầu trận đấu sẽ tan thành tro bụi.

Lời kết

Ở thời đại những đội tuyển đi lên nhờ lối đánh hổ báo đang dần phải nhường chỗ cho những đội tuyển không những xuất sắc về mặt cá nhân mà còn sở hữu một tầm nhìn chiến lược, một chiến thuật hợp lý, thì chúng ta có thể thấy châu Âu nếu vẫn muốn tiếp tục theo đuổi con đường mà họ đã chọn, thì rất cần những cơn gió lạ thổi đến tạo tiền đề nâng lối đánh của họ lên một tầm cao mới.

Những cơn gió lạ như Huni liệu có chính là điều LCS châu Âu đang cần có

Author Thethao247.vn / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
bang bo tro hide eye candy Jinx karma pbe tuy chon
Xem thêm
TIN NỔI BẬT