Quảng cáo

Thực phẩm toàn phần là gì? Lợi ích của thực phẩm toàn phần

Thứ năm, 16/06/2022 08:54 AM (GMT+7)
A A+

Trong thực đơn Eat Clean, chúng ta hay gặp cụm từ “thực phẩm toàn phần”. Vậy thực phẩm toàn phần là gì, và mang lại những lợi ích gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nghe nội dung bài viết

Thế nào là thực phẩm toàn phần?

Thực phẩm toàn phần - TPTP (Whole food) là thực phẩm không qua chế biến hoặc chế biến ít. Nó gần với trạng thái tự nhiên, nguyên bản của nó nhất. 

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần

Hoa quả hái từ cây xuống, rửa sạch và ăn luôn là một loại TPTP. Rau củ chỉ rửa sạch đất cát, rồi mang đi luộc hoặc hấp cũng là một loại TPTP. 

Sữa tươi 100% cũng là TPTP, hay thịt tươi, rửa sạch, mang đi luộc, hầm, áp chảo,... cũng được coi là TPTP.

Chúng được chế biến ít nhất có thể, để đảm bảo giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một vài ví dụ về thực phẩm toàn phần:

Danh mục thực phẩm

Ví dụ về thực phẩm toàn phần

Thực vật

Trái cây tươi, rau củ luộc, gạo lứt, yến mạch, hạnh nhân, óc chó, salad rau củ, salad trái cây, các loại đậu hạt,...

Động vật

Các món thịt hấp, luộc, áp chảo, hầm, nướng,...

Một số thực phẩm khác

Sữa tươi, phomai, váng sữa, trứng luộc,... 

Những lợi ích của thực phẩm toàn phần

1. Tận dụng được hết lượng dinh dưỡng

Thực phẩm càng trải qua nhiều quá trình chế biến, lượng dinh dưỡng mất đi càng nhiều. Ví dụ, trong vỏ củ cà rốt chứa rất nhiều vitamin C, D, E, đường tự nhiên, carotene, beta-carotene,… 

Hay gạo lứt chưa xay xát, còn lại lớp cám bên ngoài, sẽ cung cấp chất xơ, vitamin nhóm B, chất khoáng có lợi. 

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần

Vì vậy ưu điểm đầu tiên của việc sử dụng thực phẩm toàn phần, là chúng ta tận dụng được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm.

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Thực phẩm toàn phần, không qua chế biến, ít dầu mỡ và các chất phụ gia. Vô hình chung sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. 

Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ. 

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần

3. Tốt cho tiêu hóa

Thực phẩm toàn phần thực vật đa phần mang lại rất nhiều chất xơ, chúng hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm chất thải. Đồng thời giúp giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân hiệu quả.

Tăng cường dung nạp thực phẩm toàn phần cũng là một trong những cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất.

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần tốt cho tiêu hóa

4. Giàu chất chống oxy hóa

Các thực phẩm toàn phần, đặc biệt là thực vật, phần vỏ của chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. 

Trong khi đó, chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần

Mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cho nên thực phẩm toàn phần luôn là điều kiện bắt buộc khi lên thực đơn Eat Clean.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm toàn phần

TPTP tốt nhưng không phải phương thức toàn vẹn. Chúng ta nên áp dụng và ăn uống thiên theo hướng sử dụng thực phẩm toàn phần  nhiều hơn. 

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần

Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý một số điều:

  • Nhiều thực phẩm toàn phần ăn vào sẽ gây khó tiêu, do lớp vỏ có chất ức chế dinh dưỡng. Ví dụ như đậu nành, khi ăn cả vỏ sẽ khá khó tiêu, vì vậy ta có thể chế biến thành đồ lên men để dễ hấp thụ hơn.

  • Điều cần lưu ý thứ hai là chúng ta chỉ nên sử dụng thực phẩm toàn phần khi ta biết rõ được nguồn gốc và quy trình nuôi trồng có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không. Nếu không thì nên chế biến kỹ hơn, rau củ nên ngâm muối và bỏ vỏ, thịt và xương nên rửa nước muối loãng và trần sơ qua nước sôi.

  • Điều cuối cùng là thực phẩm toàn phần thường không có chất bảo quản nên nhược điểm sẽ là không bảo quản được lâu. Nên mua đến đâu, dùng đến đấy, không nên mua một lần cho vài tuần.

Thực phẩm toàn phần
Thực phẩm toàn phần

Trên đây là toàn bộ kiến thức về thực phẩm toàn phần, hy vọng thông tin hữu ích với bạn.

Author Thethao247.vn Thùy Linh / Theo ArtTimes - Copy
Thực phẩm toàn phần
Xem thêm
TIN NỔI BẬT
Quảng cáo