Quảng cáo

Chuyên gia tháo gỡ những vướng mắc trong quản lý thuốc lá thế hệ mới

Author Thethao247.vn Hà Phương - 10:15 25/08/2022 GMT+7
Ngày 5-8 vừa qua, Báo điện tử VietnamPlus phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tọa đàm “Xu hướng tiếp cận giải pháp giảm tác hại thuốc lá” nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về tác hại của thuốc lá và các giải pháp giảm tác hại.
Nghe nội dung bài viết

Buổi tọa đàm diễn ra cùng thời điểm Bộ Công Thương đang đôn đốc quy trình thu thập ý kiến xây dựng khung pháp lý cho sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTMH) đề xuất Chính phủ. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ việc đưa TLTHM vào quản lý dưới luật, cũng có vài quan ngại về tác động ngoại ý của TLTHM đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, các vướng mắc này đã được các chuyên gia y tế đầu ngành tháo gỡ bằng những phân tích, kiến nghị kèm theo dẫn chứng các nghiên cứu, lập luận trên cơ sở khoa học và tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế.

Đề xuất “Cấm TLTHM”: phải chăng còn nghi vấn về vai trò của pháp luật?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, được biết Bộ Công Thương đã đề xuất sửa đổi Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, xem xét chính sách quản lý Nhà nước đối với các sản phẩm TLTHM (bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng), đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với mặt hàng này, phù hợp luật kiểm soát thuốc lá hiện hành cũng như thông lệ quốc tế.

Nhiều bộ, ngành đã lên tiếng ủng hộ cũng như có những bước hỗ trợ thiết thực cho đề xuất thí điểm quản lý TLTHM của Bộ Công thương. Điển hình như Bộ Khoa học Công nghệ năm 2020 đã công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia của thuốc lá làm nóng về xác định hàm lượng các oxit nitơ, hàm lượng cacbon monoxit và các yêu cầu liên quan.

Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến cho rằng nên cấm để tránh đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và chiến lược quốc gia về Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Với ý kiến này, các chuyên gia trong tọa đàm khẳng định, cấm là cản trở quyền lợi được lựa chọn giải pháp giảm tác hại của người dùng. Quan điểm này được ủng hộ bởi số đông công chúng đồng thuận rằng, các giải pháp giúp giảm tác hại thuốc lá là quan trọng; và 60% trong số 2000 người trưởng thành (đủ 18 tuổi) được VietnamPlus khảo sát khẳng định họ có nhu cầu chuyển đổi sử dụng các sản phẩm thay thế có khả năng giảm tác hại so với thuốc lá điếu, để tốt cho bản thân và cộng đồng.

ThS.BS Lê Đình Phương - Trưởng khoa Nội Tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV cho biết, nhiều quốc gia trên toàn cầu đã cho phép thuốc lá làm nóng được lưu hành, quản lý dưới luật hiện hành hoặc luật riêng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines… cho đến các nước rất khắt khe về y tế như Mỹ, Canada hay Anh và gần như toàn bộ châu Âu.

Tại Việt Nam, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành cũng đã có những cơ sở pháp lý để kiểm soát một phần nhóm sản phẩm TLTHM này. Theo đó, có thể nói thuốc lá làm nóng nói riêng đã thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật (Điều 2.1), với định nghĩa như là một sản phẩm thuốc lá “dạng khác”. Như vậy, việc lập tức đưa thuốc lá làm nóng vào quản lý là phù hợp với kuật hiện hành.

Ngăn cản việc quản lý TLTHM: Nhà nước “bị thiệt”, giới trẻ “bị hại”!  

Trên thế giới, khái niệm giảm tác hại từ lâu đã được xem là giải pháp đúng và được ứng dụng rộng rãi hàng trăm năm nay trong nhiều lĩnh vực đời sống và ngày càng được ngành công nghiệp toàn cầu ủng hộ chuyển đổi từ việc sử dụng thiết bị đốt cháy (bằng than, bằng gas…) sang thiết bị không đốt cháy (bằng điện, bằng nhiệt…)

Trong đó, ngành công nghiệp thuốc lá cũng đang dịch chuyển từ sản phẩm đốt cháy sang sản phẩm làm nóng (bằng nhiệt) nhằm giảm thiểu độc tính của thuốc lá vốn được sinh ra từ “khói và nhựa” là nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới. 

Ở Mỹ, khái niệm giảm tác hại thuốc lá đã sớm được chú ý nhưng phải kể từ sau tháng 7-2020 một sản phẩm thuốc lá làm nóng mới được cấp phép kinh doanh sau hàng loạt các nghiên cứu kiểm chứng về vai trò giảm tác hại của cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) và đồng ý đưa sản phẩm vào danh mục "Sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ" (MRTP) cùng với chỉ định "Giảm thiểu phơi nhiễm".

Sau 4 năm, dữ liệu cho thấy, việc đưa TLLN vào thị trường không có ảnh hưởng tiêu cực cho thanh thiếu niên nước này; tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá giảm đáng kể, đặc biệt là thuốc lá điện tử có chứa nicotine. Khảo sát từ Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (NIDA) và Đại học Michigan cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử có chứa nicotine giảm xuống dưới 20% ở học sinh lớp 12.

Trường hợp Nhật Bản, sau gần một thập kỷ quản lý thuốc lá làm nóng, cũng cho thấy dấu hiệu tích cực ngoài mong đợi. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, chỉ có 0,1% học sinh sử dụng thuốc lá làm nóng hàng ngày trong cả 2 cấp THCS và THPT.

Tại Việt Nam, do TLTHM còn đang nằm ngoài vòng pháp luật nên vấn đề kiểm soát đối tượng sử dụng (đặc biệt là giới trẻ hiếu kỳ) hay ngăn chặn tình trạng nhập lậu, hàng giả … trở nên khó khăn. Thậm chí chính vì “kẽ hở” chưa có pháp luật nên cơ hội cho ma túy trá hình lợi dụng thuốc lá điện tử (hệ thống mở) nhập lậu tấn công giới trẻ càng lớn.  

01661397598.jpeg

Tại tọa đàm, ThS.BS. Vũ Văn Thành - Trưởng Khoa Bệnh phổi mãn tính, BV Phổi Trung ương, đại diện Tổng hội Y học Việt Nam cũng nhìn nhận, chưa kiểm soát được TLTHM thì giới trẻ sẽ rất dễ tiếp cận. Cũng chưa ai kiểm chứng được sản phẩm nào là độc hại bởi vì có quá nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Do đó, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM tham vấn: “Chúng ta phải quản lý TLTHM và học theo những chính sách quản lý tốt. Quản lý chặt chẽ chừng nào là do trình độ của chúng ta”.

Quan ngại “điều chưa xảy ra” là bỏ qua cơ hội bảo vệ sức khỏe cộng đồng  

Giải đáp cho một số ý kiến cho rằng TLTHM chứa nhiều chất độc hại hơn thuốc lá điếu, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc đánh giá: Mọi kết luận cần dựa trên bằng chứng khoa học, ý kiến chuyên gia chỉ là cấp độ thứ yếu so với tất cả những chứng cứ về mặt khoa học.

ThS.BS Lê Đình Phương cũng chia sẻ nghiên cứu của Hội Tim mạch châu Âu trên tạp chí Circulation chứng minh rằng nếu không đốt cháy điếu thuốc lá mà thay bằng hình thức làm nóng thì tỷ lệ sản sinh những chất gây độc trên tim mạch, trên chức năng tiểu cầu giảm đi tới 95%.

Tại Nhật, một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ nhập viện giảm đi rất đáng kể sau khi bệnh nhận COPD và tim mạch không thể cai thuốc, chuyển từ thuốc lá điếu sang thuốc lá làm nóng.

TS.BS Đào Văn Tú - Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương bổ sung thêm: Theo FDA, khi sử dụng hệ thống làm nóng thì có thể giảm đến 98% các chất độc chính gây ra trong thuốc lá, bao gồm 5 nhóm chất độc chính là acrolein, BP, formaldehyde, NNN và NNK.

Ngoài ra, khi so sánh mức độ độc hại giữa các sản phẩm thuốc lá, WHO xếp thuốc lá điếu là độc hại nhất, kế đến là các sản phẩm thuốc lá không khói như thuốc là điện tử, thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm…

Do đó, theo các chuyên gia, cần hiểu rõ và kết luận công tâm rằng, các sản phẩm TLTHM dù không triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ, nhưng vai trò giảm thiểu tác hại rất đáng kể, có thể góp phần hoàn thiện cột trụ thứ 3 trong chiến lược giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của chính WHO.

Hà Phương
Thethao247
Theo ArtTimes - Copy
25.08.2022
Xem thêm
TIN NỔI BẬT