Quảng cáo

5 cách vượt qua áp lực tâm lý khi tìm việc làm

Author Thethao247.vn Hà Phương - 10:31 25/05/2021 GMT+7
Bởi tìm việc là hành trình không đơn giản và không nhất định chỉ cần bạn xuất sắc thì sẽ dễ dàng tìm được công việc như mong muốn.

Dù bạn là sinh viên mới trường hay đã đi làm lâu năm cũng đều trải qua áp lực về mặt tâm lý khi tìm việc làm. Bởi tìm việc là hành trình không đơn giản và không nhất định chỉ cần bạn xuất sắc thì sẽ dễ dàng tìm được công việc như mong muốn.

Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị nhiều mặt để vượt qua áp lực khi tìm việc ở Biên Hòa, Đà Nẵng và nhiều nơi khác bằng những cách sau.

Xác định và chuẩn bị tốt tâm lý

Bạn nên hiểu áp lực tâm lý đến từ đâu, xác định trước những nguy cơ sẽ phải đối diện trong quá trình xin việc để có giải pháp phù hợp.

Khi bước vào quá trình xin việc, áp lực tâm lý sẽ xuất phát từ chính tiêu chuẩn, mong muốn bạn đặt ra. Là nhân sự mới ra trường, bạn muốn tìm công việc đúng chuyên ngành, đúng mơ ước nhưng lại thiếu kinh nghiệm, kỹ năng. Là nhân sự lâu năm, bạn muốn công việc ở vị trí cấp cao, thu nhập cao… Chưa kể, trong quá trình tìm việc, khi bị từ chối nhiều lần bạn sẽ mất niềm tin, hoang mang về năng lực của bản thân. Trong khi đó áp lực cuộc sống, “cơm áo gạo tiền” khiến bạn stress, tự ti vì thua kém bạn bè, đồng nghiệp.

Những điều này kéo dài dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng thậm chí dẫn bạn đến trầm cảm nếu không biết cách vượt qua. Bởi vậy, bạn cần dự liệu trước những điều có thể xảy ra, việc này sẽ giúp bạn vững tin hơn và sẵn sàng đối mặt.

Lên kế hoạch cụ thể

Để giữ được sự chủ động, tâm thế bình tĩnh trong quá trình xin việc, bạn nên có kế hoạch cụ thể. Thậm chí nghỉ việc cũng nên nằm trong kế hoạch để khi thời điểm đó đến, bạn đã có sự tích lũy tài chính, tích lũy chuyên môn nhất định, điều này giúp bạn tự tin hơn khi đi xin việc mới.

Trong quá trình tìm việc, bạn nên vạch ra lộ trình cụ thể: quãng thời gian dành cho quá trình xin việc này là bao lâu, bạn cần ứng tuyển bao nhiêu công ty, mức độ khả thi của từng công việc, bạn có công việc nào khác để đảm bảo nguồn thu nhất định trong quá trình xin việc mới... Khi có một kế hoạch cụ thể và đi theo lộ trình vạch ra thì chắc chắn áp lực khi đi xin việc của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. 

ap luc

Xác định đúng mục tiêu 

Mỗi người khi xin việc có mong muốn khác nhau, từng thời điểm xin việc cũng có mục tiêu khác nhau. Bởi vậy, bạn nên xác định mục tiêu riêng bạn trong mỗi lần tìm việc. Một công việc để trải nghiệm, một công việc phù hợp với chuyên môn hay chỉ đơn giản để gần nhà hơn, để thay đổi môi trường… Mục tiêu đúng, con đường đi của bạn cũng cụ thể và rõ ràng hơn. Bạn sẽ khoanh vùng những công việc phù hợp, tập trung đầu tư vào CV và rèn luyện kỹ năng cần thiết.

Khi thu hẹp phạm vi nghề nghiệp, xác định mục tiêu, bạn dễ dàng tìm được lựa chọn phù hợp, gắn bó lâu dài và phát triển. Quan trọng hơn, bạn cần hiểu bản thân đang có mục tiêu gì, có thế mạnh ở lĩnh vực nào, năng lực và phẩm chất có đáp ứng được công việc đó không.

Chấp nhận sự từ chối

Không phải xuất sắc trong trường học là bạn sẽ tìm được ngay một công việc tốt sau khi ra trường. Không phải bạn có thật nhiều thành tích trong công ty cũ thì công ty mới sẽ nhận bạn ngay. Thậm chí không phải bạn là ứng viên sáng giá thì bạn sẽ trúng tuyển. Khi bị từ chối có thể nguyên nhân không xuất phát từ bạn.

Kể cả nếu xuất phát từ bạn thì điều quan trọng là sau khi bị từ chối, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm, bài học để hoàn thiện bản thân hơn nữa. Khi bạn sẵn sàng chấp nhận lời từ chối của nhà tuyển dụng, bạn sẽ giữ vững tinh thần và vượt qua áp lực tâm lý khi tìm việc làm.

Giữ vững tinh thần lạc quan và mở rộng các mối quan hệ

Thay vì mệt mỏi, thất vọng khi chưa xin được việc, bạn nên giữ tinh thần lạc quan. Không thể vì bị từ chối mà bạn bi quan. Không thể vì mới nộp hai, ba CV ứng tuyển không thấy hồi âm mà bạn mất niềm tin…

Thay vào đó, bạn nên tận dụng thời gian này để thư giãn, nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng. Đồng thời, bạn cũng nên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, nâng cấp bản thân và mở rộng mối quan hệ mới bằng cách tham gia các khóa học… Điều này không những giúp bạn loại bỏ được áp lực khi xin việc mà rất có thể nó là con đường dẫn bạn đến công việc mà bạn đang đi tìm. 

Hãy coi quá trình tìm việc như một công việc. Bạn cần có sự chuẩn bị, cần có kế hoạch, sự sẵn sàng về chuyên môn, kỹ năng và tâm lý. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có cho mình những cách hiệu quả để vượt qua áp lực tâm lý khi tìm việc làm. Chúc bạn thành công!                                                                                                  

careerlink.vn
Xem thêm
TIN NỔI BẬT