Quảng cáo

Đừng cười nhạo Xuân Trường và Buriram United!

Thứ bảy, 16/02/2019 09:05 AM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Xuân Trường không chỉ sang Thái Lan để chơi bóng, ở đó, anh còn học được rất nhiều điều mà không phải ai cũng thấu hiểu được.

VIDEO: Xuân Trường nhảy cùng fan trong đêm Valentine tại Buriram (Nguồn: Fanpage HAGL)

Gần đây, NHM bóng đá Việt Nam đang xôn xao bàn tán clip về chuyến đi dã ngoại của Xuân Trường với câu lạc bộ Buriram United. Đây là hoạt động trong dự án tiền mùa giải 2019 của đội bóng. Vậy chuyện này mang đến ý nghĩa như thế nào và tầm ảnh hưởng của nó quan trọng ra sao với Buriram United? Và các đội bóng trên toàn thế giới có thực hiện công việc như Buriram United đang làm?.

xuan truong, buriram united, thai league, nhat ban, chuyen nhuong

Trước hết, quay lại câu chuyện bóng đá Việt Nam đang mong muốn nâng trình độ của bóng đá nước nhà vượt ra khỏi ĐNÁ. Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí là cả Thái Lan đang là tấm gương để Việt Nam noi theo. Không ít chuyên gia Việt Nam đi học và tìm hiểu chuyên sâu về những nền khu vực bóng đá đang phát triển vững mạnh để hi vọng đem kiến thức đó áp dụng cho bóng đá Việt Nam. Nhưng thực ra, cái mà họ học được chỉ là phần ngọn của vấn đề. Còn cái chuyên sâu, thứ cốt lõi về cách làm bóng đá, vẫn chưa được áp dụng triệt để tại Việt Nam. Vậy phần gốc của câu chuyện này là gì?

Hệ thống đào tạo trẻ góp một phần xây dựng nên đội tuyển Nhật Bản, Hàn Quốc hùng mạnh như ngày hôm nay. Đó là việc làm dễ nhận biết nhất cho quốc gia nào đó muốn học tập. Tất nhiên, Việt Nam chẳng phải ngoại lệ. Thành công của các lò đào tạo bóng đá trẻ như HAGL JMG, HN T&T là minh chứng giải thích tại sao 1 năm qua, bóng đá Việt có nhiều thành tựu nổi bật như thế. Chúng ta học Nhật, học Hàn và phần nào gặt hái được quả ngọt. Nhưng thực ra việc chú tâm vào lò đào tạo tài năng trẻ ở nước họ chỉ là phần nhỏ trong rất nhiều việc làm lớn đằng sau đó.

xuan truong, buriram united, thai league, nhat ban, chuyen nhuong

Với họ, một cầu thủ không chỉ biết mỗi việc đá bóng, tập luyện, thi đấu rồi quay lại cái vòng luẩn quẩn ấy. Hơn hết, một cầu thủ cần phải biết được văn hóa, học thức, cách ứng xử, hành vi giao tiếp ngoài đời. Trên sân bóng, những điều đó có vẻ không quan trọng, vì cầu thủ ra sân chỉ cần tuân theo chiến thuật HLV hay ghi bàn cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng sẽ không thừa thãi khi cầu thủ đó áp dụng chúng ra bên ngoài xã hội.

Cách làm của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc nhắm đến, không chỉ đơn thuần huấn luyện ai đó thành một cầu thủ mà còn hướng đến cách làm người của họ ngoài cuộc sống. Chúng ta thường quá quen với câu chuyện về đội tuyển Nhật Bản tại đấu trường quốc tế. Dù thắng trận hay thua cuộc, các cầu thủ Nhật Bản vẫn dọn rác, dọn dẹp phòng thay đồ sạch sẽ, viết lời cảm ơn hay cúi đầu chào các CĐV đội nhà. Việc nhỏ nhặt thế thôi nhưng Nhật Bản đã được rất nhiều điểm cộng từ các bạn bè quốc tế. Những việc tưởng chừng đơn giản đó lại đem đến cái nhìn ngưỡng mộ của tất cả mọi người dành cho họ.

xuan truong, buriram united, thai league, nhat ban, chuyen nhuong

Họ rèn luyện cầu thủ rất nhiều điều. Thể hiện rõ qua việc lập ra nhiều hoạt động xã hội, thậm chí là xây dựng cách sinh hoạt hệt như trong quân đội. Giờ ăn, giờ nghỉ, giờ tập, giờ học văn hóa được soạn thảo rất chi tiết và tỉ mỉ. Tất cả đều đúng giờ và cực kì nghiêm khắc. Điều đó giúp các cầu thủ tập cho mình tính kỉ luật, tự có trách nhiệm với giờ giấc của bản thân. Ngoài ra, xuất hiện những buổi dã ngoại ngoài trời hay các hoạt động ngoài xã hội do đội bóng tổ chức. Tất cả đều vì mục đích tạo cảm giác gần gũi giữa cầu thủ và NHM đội bóng. Sự hòa đồng, thân thiện mà NHM cảm nhận được ở thần tượng của họ là tiền đề giúp đội bóng thu hút nhiều CĐV đến sân hơn.

Quay trở lại câu hỏi đặt ra ở đầu bài, rõ ràng rất nhiều đội bóng ở các quốc gia khác nhau đã và đang áp dụng mô hình phát triển như thế. Việc Buriram United tổ chức một chuyến dã ngoại không phải là việc vô ích. Đó là khoảng thời gian, vừa giúp toàn đội thể hiện sự gắn hết, hiểu ý nhau hơn vừa giúp câu lạc bộ quảng bá thương hiệu của mình đến gần NHM. Giả dụ, không có chuyến dã ngoại này liệu Xuân Trường có nhanh chóng hòa nhập vào đội bóng mới? Nếu chỉ đến sân tập luyện rồi ra về, chắc chắn Xuân Trường khó làm quen cùng mọi người xung quanh. Một cầu thủ tài năng cách mấy, khi cảm thấy lạc lõng với các đồng đội thì chính anh ta đang tự đào thải mình ra khỏi đội bóng.

xuan truong, buriram united, thai league, nhat ban, chuyen nhuong

Ngay cả tại Châu Âu, HLV Marcelo Bielsa cũng áp dụng cách này tại Leeds United. Lúc ông được biết NHM của đội bóng mất 3 giờ làm việc mới mua được tấm vé vào sân Elland Road, chiến lược gia người Argentina lập tức yêu cầu học trò dọn vệ sinh trong 3 giờ đồng. Bắt cầu thủ lao động chân tay không phải là vấn đề ông hướng đến. Thông điệp ông muốn truyển tải là các cầu thủ cần phải thấm nhuần bản sắc chiếc áo họ đang được mặc. Cần phải thấu hiểu được những con người đang làm việc mưu sinh ở vùng đất họ đang thi đấu. Sự đồng cảm đó làm khiến bóng đá hơn cả một môn thể thao, khi mọi thứ lúc này đã vượt qua giới hạn của một trận đấu bóng. Nó tạo nên điều đồng điệu giữa người và người, giữa những ngôi sao triệu phú với những NHM giản dị.

Mọi điều trên là gốc rễ mà nhiều nền bóng đá ngoài kia đáng áp dụng cho bóng đá của họ. Bóng đá Việt Nam vẫn còn thiếu điều đó nên NHM của chúng ta vẫn chưa hiểu hết giá trị sâu sa của những việc làm này.

xuan truong, buriram united, thai league, nhat ban, chuyen nhuong

Hình ảnh tiêu biểu nhất là việc Công Phượng đi phát tờ rơi ở Nhật Bản. Đa phần NHM Việt Nam đều lên án, tẩy chay việc làm của Công Phượng. Cũng chẳng trách được vì đây là câu chuyện quá xa lạ với bóng đá nước nhà. Họ mặc định cầu thủ nên cần được ra sân tập luyện và thi đấu, chứ nếu sang Nhật để phát tờ rơi thì ở Việt Nam phát triển cho rồi.

Đa phần NHM đều có cùng suy nghĩ “giỏi nhất trong đám dở nhất” còn hơn “dở nhất trong đám giỏi nhất”. Chính suy nghĩ nông cạn đó đã làm hại đến sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Không chỉ với riêng bóng đá, thứ suy nghĩ thiếu chín chắn này đang ngăn cản con người Việt Nam phát triển đất nước.

Đúng là số lần ra sân của Công Phượng tại Nhật Bản đếm chưa hết một bàn tay, nhưng chuyến xuất ngoại này vẫn có ích cho cầu thủ người Nghệ An. Chính Phượng cũng thừa nhận, được sang Nhật giúp anh tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Bản thân anh cũng có được sự đúng giờ trong việc tập luyện khi sinh hoạt tại môi trường nghiêm ngặt, đầy kỉ luật và thể lực được nâng cao hơn nhờ vào cường độ tập luyện khắc nghiệt tại đây. Rõ ràng, chuyến đi đến Nhật Bản lúc trước là hành tranh giúp sự nghiệp của Công Phượng phát triển tốt hơn.

Sau tất cả, đó là cái tâm, cái tầm của bóng đá nước ngoài so với bóng đá Việt. Để thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc - những nền bóng đá xuất sắc nhất của Châu Á, Việt Nam nên bắt đầu quan tâm đến phần gốc của vấn đề. Cho đến khi nào, NHM bóng đá nước nhà hiểu được việc các cầu thủ của chúng ta làm khi xuất ngoại là điều bình thường. Hay đến khi nào, ngay tại Việt Nam, các đội bóng xuất hiện những hoạt động xã hội ngoài sân cỏ một cách đều đặn và liên tục. Lúc đó, bóng đá Việt Nam mới phát triển lên một tầm cao mới.

Nhật Bản, Hàn Quốc thậm chí đội tuyển trong khu vực ĐNÁ là Thái Lan làm được, tức chúng ta cũng làm được!

Author Thethao247.vn Phong Hoàng / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
xuan truong buriram united thai league nhat ban chuyen nhuong
Xem thêm
TIN NỔI BẬT
Quảng cáo