Nhà hoạt động thể thao và cựu vận động viên bơi lội chuyên nghiệp của Đại học Kentucky - Riley Gaines mới đây đã chỉ trích Ủy ban Olympic, cô cáo buộc Thế vận hội Paris đang diễn ra có tình trạng VĐV nữ phải thi đấu với VĐV nam.
Vụ việc liên quan tới các VĐV boxing tham gia thi đấu gây tranh cãi tại Olympic Paris 2024, khi 2 nữ VĐV Lin Yu-ting của Đài Loan và Imane Khelif của Algeria được tham gia Thế vận hội ở các nội dung của nữ. Điều đáng chú ý, cả 2 VĐV này đều bị từ chối tại Olympic Tokyo 2020 khi không thể vượt qua bài kiểm tra xác minh giới tính, họ được cho là "nhiễm sắc thể XY" (sắc thể thuộc về nam giới). Chưa dừng lại ở đó, vào năm 2023 tại giải vô địch boxing thế giới, cả hai võ sĩ này cũng đều bị loại do xét nghiệm có chứa sắc thể của nam giới.
Riley Gaines, nhà hoạt động thể thao và cũng là cựu vận động viên chuyên nghiệp của Đại học Kentucky đã chỉ trích Ủy ban Olympic, cáo buộc cơ quan này đang làm sai khi cho phép những VĐV nam giới thi đấu nội dung boxing của nữ.
Chia sẻ trên X, Riley Gaines cho biết: "Những người đàn ông đấm vào mặt phụ nữ với mục đích khiến đối thủ bất tỉnh. Hãy tưởng tượng bạn luyện tập suốt cuộc đời, trở nên đủ giỏi để giành một suất trong đội tuyển Olympic và hy vọng giành huy chương Olympic... nhưng rồi người ta bảo bạn phải thi đấu với một người đàn ông. Đó là thực tế đáng buồn".
Đáp trả những lời cáo buộc của Riley Gaines, đại diện Ủy ban Olympic Quốc tế ông Mark Adams đã đưa ra tuyên bố: "Tất cả những VĐV tham gia thi đấu ở hạng mục dành cho nữ đều phải tuân thủ các quy định. Họ là phụ nữ trong hộ chiếu và hộ chiếu đó ghi rõ rằng họ là phụ nữ. Những vận động viên này đã thi đấu liên tục trong nhiều năm. Họ không phải đến Olympic thi đấu một cách đột ngột".
Cũng tại Olympic Paris 2024, có tới 2 cầu thủ tuyển bóng đá nữ Zambia là Barbra Banda và Racheal Kundananji bị cáo buộc là cầu thủ nam chuyển giới. Đáng chú ý, bộ đôi cầu thủ này trước đó đã bị cấm thi đấu tại các giải Cúp các quốc gia châu Phi do có mức testosterone tự nhiên cao (thường xảy ra ở nam giới).
TT | Quốc gia | Tổng | |||
---|---|---|---|---|---|
1 | Mỹ | 40 | 44 | 42 | 126 |
2 | Trung Quốc | 40 | 27 | 24 | 91 |
3 | Nhật Bản | 20 | 12 | 13 | 45 |
4 | Úc | 18 | 19 | 17 | 54 |
5 | … | ||||
35 | Philippines | 2 | 0 | 2 | 4 |
37 | Indonesia | 2 | 0 | 1 | 3 |
44 | Thái Lan | 1 | 3 | 2 | 6 |
80 | Malaysia | 0 | 0 | 2 | 2 |
? | Việt Nam | 0 | 0 | 0 | 0 |