Việc dừng bước tại AFF Cup 2021 khiến cho Đội tuyển Việt Nam bắt đầu lộ rõ những mặt yếu điểm của mình. Câu hỏi đang được nhiều người đặt ra vào lúc này: liệu rằng tuyển Việt Nam nên có những sự thay đổi?
Nội dung chính
Về cơ bản đội hình của Đội tuyển Việt Nam hiện tại vẫn giữ nguyên bộ khung gồm lứa cầu thủ tại Thường Châu 2018. Vẫn là những gương mặt quen thuộc như: Quang Hải, Công Phượng, Tiến Dũng, Duy Mạnh, Văn Thanh… cùng với đó là sự kết hợp thêm các đàn anh như: Quế Ngọc Hải, Hùng Dũng, Trọng Hoàng, Văn Lâm…
Có thể thấy rõ, trong suốt 4 năm qua gần như không có thêm một cầu thủ trẻ nào ngoài lứa Thường Châu 2018 cạnh tranh được vị trí trên tuyển, ngoại trừ vị trí của Hoàng Đức và Tiến Linh.
Tại giải AFF Cup lần này, khi những cầu thủ dự bị như Tấn Tài được vào sân luôn có những màn thể hiện rất ổn định. Dẫu vậy hậu vệ đang thuộc biên chế của Topenland Bình Định chỉ là “làn gió mới” hiếm hoi được ra sân thường xuyên. Các nhân tố như Minh Vương, Văn Xuân, Thanh Bình... lại chưa được trao nhiều cơ hội.
Bên cạnh đó, khi chuyển từ sân chơi châu lục về khu vực, thầy trò HLV Park Hang-seo đã bộc lộ rõ hạn chế lớn nhất của mình. Đó là việc phải liên tục thay đổi lối chơi đã khiến các cầu thủ khó có sự bắt nhịp tốt nhất. Trong những thế trận tấn công với các đường bóng dài, bóng bổng tiền đạo Việt Nam thường thất thế trước các trung vệ cao to của đối thủ.
Phải chăng đã đến lúc Liên đoàn bóng đá Việt Nam đặt sự quan tâm đến các cầu thủ nhập tịch?
Như đã nói, khi đá với các đối thủ sừng sỏ tại đấu trường quốc tế, ĐT Việt Nam thường chơi với thế trận phòng ngự phản công. Song khi về sân chơi khu vực, lúc này ĐT Việt Nam được đánh giá ở thế “cửa trên” nên thường có xu hướng chuyên qua tấn công áp đặt.
AFF Cup 2020 là giải đấu đầu tiên ghi dấu ấn rõ nét nhất về sự thay đổi này. Các học trò của HLV Park Hang-seo kiểm soát bóng nhiều hơn và tỏ ra lấn lướt trước các đối thủ. Dẫu vậy, sau 6 trận đấu đã qua nói một cách khách quan, ĐT Việt Nam vẫn chưa có sự thích ứng tốt nhất.
Một trong những hạn chế dễ dàng nhận ra đó là tính hiệu quả trong những pha kết thúc. Trong trận đấu với Indonesia, tuyển Việt Nam tung ra tới 21 cú sút, trong đó chỉ có 1 cú sút đi trúng đích. Tiếp đó khi gặp đối thủ xứng tầm là Thái Lan, dù đã cố gắng đa dạng trong thế trận, tuyển Việt Nam vẫn không thể tìm thấy đường vào khung thành của “Bầy voi chiến” trong cả 2 lượt trận.
HLV Park Hang-seo thường xuyên sử dụng sơ đồ 3-5-2, một sơ đồ an toàn trong cả phòng ngự lẫn tấn công. Trong lối chơi này, các hậu vệ biên đóng vai trò như những ngòi nổ khi liên tục tạo nên sự đột biến trong những pha tạt bóng bổng hay dùng tốc độ để thoát xuống loại bỏ đối thủ. Dẫu vậy yếu điểm lớn nhất của đội hình này và cũng là cơ sở để Thái Lan hay Indonesia bắt bài Việt Nam, đó là khi các tiền đạo bị khóa chặt, các đường bóng từ biên sẽ dễ dàng bị hóa giải.
Các pha phối hợp bóng ngắn hay những miếng tấn công trung lộ là ý tưởng không tồi cho các trận đấu cởi mở và cống hiến hơn của Đội tuyển Việt Nam trong tương lai.
Công bằng mà nói không thể phủ nhận thành công của bóng đá Việt Nam trong những năm qua chỉ bằng một thất bại. Nên nhớ dưới thời ông Park, đây mới chỉ là trận thua đầu tiên của chúng ta trước một đối thủ trong khu vực. Tuy nhiên trận thua này cũng là sự báo hiệu cho thấy Đội tuyển Việt Nam cần có những thay đổi kịp thời để thích ứng.
Xác định 'sân đấu mới' của ĐT Việt Nam sau AFF Cup 2021
Lịch thi đấu
Bảng A | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 4 | 4 | 0 | 0 | 14 | 12 |
2 | 4 | 2 | 1 | 1 | 2 | 7 |
3 | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 5 |
4 | 4 | 1 | 1 | 2 | -1 | 4 |
5 | 4 | 0 | 0 | 4 | -15 | 0 |
Bảng B | TR | T | H | B | HS | Đ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | 4 | 3 | 1 | 0 | 9 | 10 |
2 | 4 | 1 | 3 | 0 | 1 | 6 |
3 | 4 | 1 | 1 | 2 | -1 | 4 |
4 | 4 | 1 | 1 | 2 | -5 | 4 |
5 | 4 | 0 | 2 | 2 | -4 | 2 |
# Tên cầu thủ | Bàn thắng | Kiến tạo | |
---|---|---|---|
4 | 5 | ||
4 | 2 | ||
4 | 1 | ||
4 | 0 |