Quảng cáo

Ngày Xuân, uống bia và nghĩ đến “Vinh quang muôn thuở”

Author Thethao247.vn - 08:44 09/01/2014 GMT+7
Nếu như trước đây, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mừng sự giao thoa của đất trời, người ta thường ngồi sum họp bên tách trà, đàm đạo câu thơ, thì ngày nay, nhiều người Việt có thói quen nhâm nhi ly bia, thắt chặt mối giao tình và cùng hướng về cuội nguồn.

 

 

Văn hóa uống bia của người Việt

 

Và không hiểu từ bao giờ, bia đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu trong ẩm thực của người Việt. Tất nhiên, bia không thể vắng mặt trong những ngày vui như hội họp, đình đám, cưới hỏi, Tết…

 

Nhà văn Nguyễn Việt Hà trong tản văn "Mặt của đàn ông" từng viết: Bình tĩnh công tâm mà nói, thì bia cũng có nhiều cái hay. Khí chất của bia tuy nông nổi nhưng dịu dàng, vô tư tươi mát, nó chính là thứ uống tuyệt hảo để thư giãn giải độc giữa cữ nghỉ của cuộc hội thảo phê bình văn học và là đồ giải khát hạng nhất sau khi đã cãi nhau với người tình. Nếu miễn cưỡng phải so sánh thì bia vừa hồn nhiên vừa ngây thơ giống hệt Thúy Vân “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Còn rượu thì vừa đau đớn vừa trầm luân giống hệt Thúy Kiều “giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Có lẽ là thế, tuyệt chưa thấy ai tiêu sầu bằng cách cô đơn ngồi nốc bia ".

 

 

Uống bia ngày Tết, một nét văn hóa không thể thiếu trong ấm thực người Việt

 

Văn hóa uống bia của người Việt rất đơn giản: không cầu kỳ, khách sáo như uống trà, phải chọn bối cảnh, phải tráng chè trước khi uống; không đỏng đảnh như rượu vang để nếu bạn thích uống lạnh thì chỉ việc bỏ thêm đá trong khi nếu làm điều này với vang, ngay lập tức  bạn sẽ nhận được những cái bĩu môi…

 

Ngày thường, từ lao động chân tay, dân văn phòng đến trí thức hạng sang, dù ở nơi sang trọng hay bình dân, hễ gặp nhau, gọi vài chai, thế là có thể ngồi hàng tiếng đồng hồ.

 

 

Tết đến, không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, người người gặp nhau và chạm ly nâng cốc, mối giao tình bỗng chốc thăng hoa.

 

Thế nhưng, không phải là không có những chuẩn mực cho bia ngon. Theo chuyên gia bia Đại Việt, với bia đen, bia ngon là loại bia thơm mùi lúa mạch rang, đắng vị đắng của hoa bia nhưng vẫn mang lại một cảm giác rất mượt cho người uống.


Còn với bia vàng, bia ngon là loại bia có lượng bọt vừa phải, xốp mềm, thơm, vị đắng nhân nhẩn không quá gắt.

 

 

Sản phẩm bia đen và bia vàng của Đại Việt đều đạt chuẩn mực cho bia ngon

 

Bia ngày Tết: Thắt chặt mối giao tình, cùng hướng về nguồn cội 

 

Tết Nguyên đán của người Việt có một ý nghĩa rất thiêng liêng, đó là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên, là dịp sum họp gia đình. Đặc biệt, trong tâm thức của người Việt, tổ tiên còn có ý nghĩa rộng hơn là quốc gia dân tộc.

 

Vì thế mà dù đi làm ăn, đi học ở khắp muôn nơi, ngày Tết luôn là dịp để các thành viên trở về sum họp bên mái ấm gia đình, thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên báo cáo về một năm đã qua.

 

Trong những dịp sum họp ấy, truyền thống gia đình, dòng họ cũng luôn được nhắc đến để răn dạy con cháu phải luôn nhớ đến những vinh quang mà ông cha đã gây dựng nên, đồng thời, cũng nhắc nhở họ phải duy trì cái hào khí hừng sáng đó của tổ tiên.

 

 

Uống bia Đại Việt trong ngày tết để gợi nhắc lại cội nguồn của tổ tiên,

tượng trưng cho 'Vinh quang muôn thưở" của cha ông

 

Các hoạt động của người Việt trong ngày Tết cũng đều có mục đích hướng về cội nguồn, tổ tiên như: tế lễ, thanh minh, tảo mộ…

 

Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam, nhất là người miền Bắc, còn có thói quen sử dụng bia Đại Việt trong dịp sum họp gia đình mỗi dịp Xuân về bởi bia Đại Việt là tượng trưng cho “Vinh quang muôn thuở” của cha ông ta.

 

 

Chọn Đại Việt, Tết ấm tình thân, thắt tình bằng hữu, năm mới tài lộc

 

Chia sẻ về tên gọi của loại bia này, ông Trần Văn Sen - chủ hãng bia Đại Việt cho hay: "Tên gọi Đại Việt thể hiện niềm tự hào dân tộc và tình yêu với quê hương đất nước con người Việt Nam. Với ước vọng đó, tôi muốn người Việt Nam mỗi khi uống bia Đại Việt đều nhớ đến lịch sử của cha ông”.

 

Và đúng như kỳ vọng của ông chủ hãng bia nổi tiếng, ngày nay, bia Đại Việt không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà tại Mỹ, người ta thấy những du học sinh Việt Nam, những Việt kiều đang sinh sống tại nhiều bang của đất nước này cũng dùng bia Đại Việt như thể hiện niềm tự hào dân tộc của người con xa quê.

 

Bia Đại Việt được mệnh danh là "Bia của người Việt", được sản xuất dựa trên các máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến, đồng bộ của châu Âu và sử dụng công nghệ bia là công nghệ ngoại nhập của Đức, do các chuyên gia hàng đầu giàu kinh nghiệm của CHLB Đức trực tiếp điều khiển.

Bia Đại Việt có các sản phẩm: Bia Super Đen, bia Super vàng, bia Vàng. Sau nhiều năm đi vào sản xuất, bia Đại Việt đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường bia - rượu - nước giải khát nhờ chất lượng và hương vị đặc biệt. Các sản phẩm bia chai Đại Việt đều sử dụng nắp giật tiện dụng, giúp cho người tiêu dùng thưởng thức bia ngay mà không cần dùng tới dụng cụ khui nắp.

 

Hoài An

 

 

 

 

 

Thethao247
Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
09.01.2014
TIN NỔI BẬT