Quảng cáo

Kết thúc năm Covid thứ nhất, bóng đá được và mất gì?

Thứ sáu, 20/11/2020 19:00 PM (GMT+7)
A A+

Tròn một năm Covid hoành hành, cả thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch gây ra, về kinh tế, văn hóa xã hội, mọi thứ đều bị đóng băng trong thời gian này. Thể thao cũng không phải ngoại lệ, trong đó có bóng đá.

Ảnh hưởng nặng nề tới môn thể thao vua

Virus Corona xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc, tưởng chừng như đó là bệnh bình thường mà các y bác sĩ có thể chống chế được. Nhưng không, nó lan từ dần từ Châu Á sau đó qua Châu Âu khiến tất cả mọi thứ chịu hậu quả cực kỳ nặng nề. Do đại dịch quá nguy hiểm nên nhiều giải đấu bóng đá lớn trong năm buộc phải hoãn trong sự tiếc nuối của NHM.

Euro 2020 được dự tính diễn ra vào tháng 6, nhưng do không thể kiểm soát được nên việc tổ chức phải chuyển sang năm 2021. Hay những giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu cũng phải tạm nghỉ hoặc kết thúc như Ligue 1 của Pháp. Gần đây nhất trong Đông Nam Á, giải VĐQG Malaysia vẫn chưa thể được tiếp tục do dịch bệnh dai dẳng.

Bóng đá trở lại mà không có hình ảnh các CĐV trên khán đài (Ảnh: Internet)
Bóng đá trở lại mà không có hình ảnh các CĐV trên khán đài (Ảnh: Internet)

Phải đến mãi giữa năm 2020, bóng đá mới quay trở lại với cách tổ chức khác biệt. Nếu mọi người nhìn môn thể thao vua là bộ môn tập thể nhiều người chìm đắm trong những sự cổ vũ nhiệt thành của các CĐV, thì lần comeback này các trận đấu diễn ra trên sân không khán giả. Ban tổ chức cho phát âm thanh giả tiếng CĐV được thu từ trò chơi điện tử. Không có người nhặt bóng, cầu thủ phải tuân thủ nghiêm ngặt việc phòng chống dịch bệnh. Dẫn đến gây mất hứng thú với những người thi đấu dưới sân.

Bóng đá không chỉ đem giá trị về mặt giải trí, nó còn đem về lợi ích kinh tế. Lấy ví dụ từ Ngoại Hạng Anh vào mùa giải 2019, tổng doanh thu các đội bóng ở đây đạt con số kỷ lục 5,2 tỷ bảng Anh, chỉ với việc thi đấu gần một nửa cuối của mùa giải 2020 trên sân không có khán giả thì các CLB mất 1/10 số tiền đó là 500 triệu bảng. Việc đầu tư vào TTCN là không nhiều, thế nên tài chính là điều thôi thúc khiến các đội bóng phải nhìn về một hướng.

Ngoại Hạng Anh là giải đấu bị thiệt hại nặng nề  (Ảnh: Internet)
Ngoại Hạng Anh là giải đấu bị thiệt hại nặng nề (Ảnh: Internet)

Tại Việt Nam, trải qua 3 đợt dịch khiến mọi thứ bị đảo lộn, từ V-League phải thay đổi thể thức thi đấu, cúp Quốc Gia rời thời gian hay đến lịch tập trung của ĐTVN bị ảnh hưởng. Nhưng thật may mắn cho chúng ta khi không có cầu thủ nào bị dính Covid như những giải đấu ở các quốc gia khác.

Nhiều đội bóng bị mất đi sự phục vụ của các trụ cột, những Ronaldo, Ibrahimovic, Salah, Mane,.. lần lượt bị con Virus này “đến thăm”. Hiện tại vẫn còn rất nhiều cầu thủ khác sau chuyến giao hữu quốc tế bị nhiễm Covid, việc cách ly là thứ gây cản trở lớn đến quá trình tập luyện cũng như thi đấu của các CLB

Covid 19 - Khoảng nghỉ cho nhiều cầu thủ 

Mới chỉ điểm qua một số sự kiện nổi bật đã cho thấy con Virus này phá hủy mọi thứ như thế nào. Nhưng khi nó hoành hành lại là điều mà nhiều người cảm thấy có lợi. Thứ nhất, việc thi đấu cả trong màu áo CLB lẫn ĐTQG một cách thường xuyên làm cho các cầu thủ có dấu hiệu quá tải. Bóng đá bị đóng băng giúp cho họ được nghỉ ngơi sau quãng thời gian dài chinh chiến, có thể phục hồi được thể lực của mình, có thời gian dành cho gia đình nhiều hơn.

Cụ thể như Son Heung Min, trong những năm 2018 và 2019, cầu thủ người Hàn Quốc này thi đấu nhiều hơn bất kỳ một cầu thủ nào trên thế giới. Dẫn đến một thời gian, Sony quá tải và đánh mất phong độ. Không đâu xa, Quang Hải của Việt Nam có năm anh thi đấu tới tận 60 trận, một con số khủng khiếp, nó bào mòn thể lực của cầu thủ này đi đáng kể. Nghỉ ngơi là thứ mà cả Son Heung Min, Quang Hải hay những cầu thủ khác rất cần.

Son Heung Min từng gặp phải dấu hiệu quá tải sau khi cày ải quá nhiều (Ảnh: Internet)
Son Heung Min từng gặp phải dấu hiệu quá tải sau khi cày ải quá nhiều (Ảnh: Internet)

Không những thế, một số đội bóng bị mất người do những chấn thương, thì quãng nghỉ dài sẽ đốt cháy thời gian dưỡng thương cho “gà nhà” của họ. Qua đó khi bóng đá trở lại, CLB có ngay sự phục vụ của các cầu thủ ấy. Việc khán giả phải theo dõi trên màn hình TV còn giúp cho bản quyền của các giải đấu lớn được tăng giá, nhưng nó không bù được nhiều vào những khoản đã mất.

Hậu quả của đại dịch gây ra thực sự nặng về với môn thể thao vua. Nó khiến mọi thứ bị trì trệ không theo đúng kế hoạch. Các giải đấu đều bị hoãn sang năm sau và nếu không kiểm soát được dịch tốt thì những giải đấu ấy khó có thể trở lại như kỳ vọng của các CĐV. Mong sao đại dịch kết thúc, bóng đá quay trở lại như bình thường để NHM được vào sân xem các trận đấu, các CLB từ đó có thể khôi phục lại những gì họ đã mất.

Author Thethao247.vn Thành Vinh / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
Covid 19 Ronaldo Salah Mane Son Heung Min Quang Hải Ngoại Hạng Anh
Xem thêm
TIN NỔI BẬT